Mẫu Đơn đăng ký phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm nhân thọ là mẫu nào? Có thể tải ở đâu?
- Mẫu Đơn đăng ký phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm nhân thọ là mẫu nào?
- Doanh nghiệp bảo hiểm đăng ký phương pháp, cơ sở tính phí sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
- Phương pháp tính phí sản phẩm bảo hiểm nhân thọ của doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo các yêu cầu nào?
Mẫu Đơn đăng ký phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm nhân thọ là mẫu nào?
Mẫu Đơn đăng ký phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm nhân thọ được quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:
TẢI VỀ: Mẫu Đơn đăng ký phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm nhân thọ.
Doanh nghiệp bảo hiểm đăng ký phương pháp, cơ sở tính phí sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:
Thủ tục đăng ký phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải đăng ký và được Bộ Tài chính chấp thuận phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm xe cơ giới, trừ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới trước khi triển khai.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải nộp Bộ Tài chính 01 bộ hồ sơ đăng ký phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm bao gồm các tài liệu sau:
a) Đơn đề nghị đăng ký phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản tóm tắt các quyền lợi bảo hiểm và điều khoản loại trừ của sản phẩm bảo hiểm dự kiến triển khai;
c) Tài liệu giải trình phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm bao gồm tối thiểu các thông tin về công thức, phương pháp và cơ sở tính phí bảo hiểm; các khoản phí tính cho khách hàng đối với sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư và bảo hiểm hưu trí. Tài liệu giải trình phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
...
Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm đăng ký phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
(1) Đơn đề nghị đăng ký phương pháp, cơ sở tính phí bào hiểm của sản phẩm bảo hiểm nhân thọ theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 46/2023/NĐ-CP; TẢI VỀ
(2) Bản tóm tắt các quyền lợi bảo hiểm và điều khoản loại trừ của sản phẩm bảo hiểm dự kiến triển khai;
(3) Tài liệu giải trình phương pháp, cơ sở tính phí bào hiểm của sản phẩm bảo hiểm nhân thọ bao gồm tối thiểu các thông tin sau:
- Công thức, phương pháp và cơ sở tính phí bảo hiểm;
- Các khoản phí tính cho khách hàng đối với sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư và bảo hiểm hưu trí.
Tài liệu giải trình phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 46/2023/NĐ-CP. TẢI VỀ
Doanh nghiệp bảo hiểm đăng ký phương pháp, cơ sở tính phí sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ cần chuẩn bị những giấy tờ gì? (Hình từ Internet)
Phương pháp tính phí sản phẩm bảo hiểm nhân thọ của doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo các yêu cầu nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Thông tư 67/2023/TT-BTC thì phương pháp tính phí sản phẩm bảo hiểm nhân thọ phải đảm bảo các yêu cầu sau:
(1) Phí bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm và các khoản phí tính cho bên mua bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí phải được:
- Xây dựng dựa trên số liệu thống kê, phù hợp với quy định của pháp luật;
- Bảo đảm an toàn tài chính, khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm;
- Tương ứng với điều kiện và trách nhiệm bảo hiểm, đảm bảo được các quyền lợi đã cam kết với bên mua bảo hiểm;
(2) Phí bảo hiểm và các khoản phí tính cho bên mua bảo hiểm phải bảo đảm tính hợp lý, công bằng với bên mua bảo hiểm;
(3) Phí bảo hiểm phải được xác định dựa trên cơ sở tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe và các đặc điểm khác của người được bảo hiểm, phù hợp với đặc trưng của từng sản phẩm.
Trường hợp áp dụng một mức phí chung cho nhóm khách hàng tham gia bảo hiểm hoặc cho hợp đồng bảo hiểm nhóm, doanh nghiệp bảo hiểm phải thể hiện rõ nguyên tắc, phương pháp xác định mức phí chung đó;
(4) Trường hợp tăng, giảm phí bảo hiểm căn cứ trên quy mô nhóm, số tiền bảo hiểm hoặc thay đổi cơ sở để tính phí bảo hiểm dẫn đến tăng, giảm các rủi ro bảo hiểm: phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm phải nêu rõ nguyên tắc, căn cứ tăng, giảm phí bảo hiểm.
Phí bảo hiểm sau khi giảm phải đảm bảo không thấp hơn phí bảo hiểm thuần của sản phẩm bảo hiểm.
Trường hợp giảm phí bảo hiểm do bán hàng trực tiếp, doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả hoa hồng bảo hiểm cho đại lý bảo hiểm hoặc doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thì mức phí bảo hiểm được giảm tối đa không vượt quá tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm;
(5) Đối với các hợp đồng bảo hiểm sức khỏe nhóm có thời hạn 01 năm, được tái tục hàng năm, trường hợp điều chỉnh phí bảo hiểm dựa trên cơ sở tỷ lệ bồi thường thực tế của năm trước, mức điều chỉnh không được vượt quá 50% so với phí bảo hiểm năm trước đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?