Mẫu đề nghị cho thuê rừng áp dụng đối với tổ chức được quy định như thế nào? Việc cho thuê rừng phải tuân thủ những nguyên tắc gì?
Mẫu đề nghị cho thuê rừng áp dụng đối với tổ chức được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng thống nhất, đồng bộ với giao đất, cho thuê đất
Trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng thống nhất, đồng bộ với giao đất, cho thuê đất thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và các quy định sau:
1. Mẫu đề nghị giao đất, giao rừng, cho thuê đất, cho thuê rừng áp dụng theo Mẫu số 02 đối với tổ chức, Mẫu số 03 đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, Phụ lục II kèm theo Nghị định này.
2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận và trả hồ sơ có trách nhiệm chuyển hồ sơ đến cơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp có ý kiến về nội dung đề nghị giao rừng, cho thuê rừng. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp có ý kiến bằng văn bản gửi cơ quan Tài nguyên và Môi trường cùng cấp.
...
Theo quy định trên thì mẫu đề nghị giao đất, giao rừng, cho thuê đất, cho thuê rừng áp dụng theo Mẫu số 02 đối với tổ chức, Mẫu số 03 đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, Phụ lục II kèm theo Nghị định này.
Như vậy, mẫu đề nghị cho thuê rừng áp dụng đối với tổ chức được quy định theo Mẫu số 02 Phụ lục II kèm theo Nghị định 156/2018/NĐ-CP. Tải về
Cơ quan nào có thẩm quyền cho thuê rừng đối với tổ chức?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Lâm Nghiệp 2017 (được sửa đổi bởi điểm a, b khoản 6 Điều 248 Luật Đất đai 2024) quy định như sau:
Thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng
1. Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định như sau:
a) Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
b) Cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thuê đất để trồng rừng sản xuất.
2. Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện được quy định như sau:
a) Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với hộ gia đình, cá nhân;
b) Giao rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với cộng đồng dân cư;
c) Thu hồi rừng đối với trường hợp thu hồi đất có rừng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân cấp huyện theo quy định của Luật Đất đai.
3. Trường hợp trong khu vực thu hồi rừng có cả đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi rừng hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi rừng.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc giao rừng, cho thuê rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng.
Theo quy định trên thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có những quyền sau:
- Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
- Cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thuê đất để trồng rừng sản xuất.
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền cho thuê rừng đối với tổ chức là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Cơ quan nào có thẩm quyền cho thuê rừng đối với tổ chức? (Hình từ internet)
Việc cho thuê rừng phải tuân thủ những nguyên tắc gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Luật Lâm nghiệp 2017 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 248 Luật Đất đai 2024) thì việc cho thuê rừng phải tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia hoặc quy hoạch tỉnh hoặc quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
- Không chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác, trừ các dự án sau đây: dự án quan trọng quốc gia; dự án phục vụ quốc phòng, an ninh; dự án cấp thiết khác theo tiêu chí do Chính phủ quy định.
- Không cho thuê diện tích rừng đang có tranh chấp.
- Chủ rừng không được cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác thuê diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng do Nhà nước đầu tư.
- Thống nhất, đồng bộ với giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.
- Thời hạn, hạn mức cho thuê rừng phù hợp với thời hạn, hạn mức giao đất, cho thuê đất.
- Bảo đảm công khai, minh bạch, có sự tham gia của người dân địa phương; không phân biệt đối xử về tôn giáo, tín ngưỡng và giới trong cho thuê rừng.
- Tôn trọng không gian sinh tồn, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư; ưu tiên giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có phong tục, tập quán, văn hóa, tín ngưỡng, truyền thống gắn bó với rừng, có hương ước, quy ước phù hợp với quy định của pháp luật.
Lưu ý:
(i) Khoản 1 Điều 248 Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 01/04/2024
(ii) Điểm a, b khoản 6 Điều 248 Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 01/04/2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp đồng tương lai chỉ số có được giao dịch vào thứ Bảy? Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục của hợp đồng tương lai chỉ số là gì?
- Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?