Mẫu đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài áp dụng đối với nhà đầu tư là mẫu nào?
- Mẫu văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài áp dụng đối với nhà đầu tư là mẫu nào?
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài được cấp lại trong trường hợp nào?
- Chế tài khi không thực hiện đúng các nội dung về hoạt động đầu tư ra nước ngoài ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài là gì?
Mẫu văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài áp dụng đối với nhà đầu tư là mẫu nào?
Mẫu văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài áp dụng đối với nhà đầu tư là Mẫu B.I.15 được ban hành kèm theo Thông tư 25/2023/TT-BKHĐT.
Tải về Mẫu văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài áp dụng đối với nhà đầu tư/ Đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài được cấp lại trong trường hợp nào?
Căn cứ tại Điều 81 Nghị định 31/2021/NĐ-CP về thủ tục cấp lại và hiệu đính thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài:
Thủ tục cấp lại và hiệu đính thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
Thủ tục cấp lại, hiệu đính thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thực hiện theo quy định tương ứng tại Điều 41 của Nghị định này.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 41 Nghị định 31/2021/NĐ-CP về thủ tục cấp lại và hiệu đính thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
Thủ tục cấp lại và hiệu đính thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
1. Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bị mất hoặc bị hỏng, nhà đầu tư nộp văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư để được cấp lại trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan đăng ký đầu tư nhận được văn bản đề nghị.
2. Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được lưu dưới dạng dữ liệu điện tử trong Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư có nội dung khác so với Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có nội dung được ghi đúng theo nội dung trong hồ sơ đăng ký đầu tư có giá trị pháp lý. Cơ quan đăng ký đầu tư hiệu đính thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của nhà đầu tư.
3. Trường hợp thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư chưa chính xác so với thông tin đăng ký tại hồ sơ thực hiện thủ tục đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư hiệu đính thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của nhà đầu tư.
Như vậy, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài được cấp lại trong trường hợp:
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài bị mất
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài bị hỏng.
Trình tự, thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài:
Bước 1: nhà đầu tư nộp văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho cơ quan đăng ký đầu tư để được cấp lại.
Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan đăng ký đầu tư nhận được văn bản đề nghị, cơ quan đăng ký đầu tư cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài được cấp lại trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Chế tài khi không thực hiện đúng các nội dung về hoạt động đầu tư ra nước ngoài ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 122/2021/NĐ-CP vi phạm về hoạt động đầu tư ra nước ngoài:
Vi phạm về hoạt động đầu tư ra nước ngoài
1. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng các nội dung về hoạt động đầu tư ra nước ngoài ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện đúng quy định về chuyển lợi nhuận và các khoản thu nhập từ việc đầu tư ra nước ngoài về Việt Nam theo quy định.
Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế;
b) Không thực hiện đúng quy định về chuyển vốn, tài sản hợp pháp và toàn bộ các khoản thu từ việc thanh lý dự án đầu tư về Việt Nam sau khi kết thúc hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chuyển lợi nhuận và các khoản thu nhập khác từ việc đầu tư ở nước ngoài về Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Buộc chuyển vốn, tài sản hợp pháp và toàn bộ các khoản thu từ việc thanh lý dự án đầu tư về Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Như vậy, đối với hành vi không thực hiện đúng các nội dung về hoạt động đầu tư ra nước ngoài ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì có thể bị phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Lưu ý: theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP thì mức phạt trên là mức phạt đối với tổ chức. Mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?