Mẫu Đề án chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là mẫu nào?
- Mẫu Đề án chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là mẫu nào?
- Phương thức chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là gì?
- Ai có trách nhiệm kiểm tra giám sát tình hình tổ chức thực hiện Đề án chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ?
Mẫu Đề án chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là mẫu nào?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 14 Nghị định 44/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
...
6. Việc lập, phê duyệt Đề án chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại khoản 5 Điều này được thực hiện tương tự quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 13 Nghị định này. Riêng Đề án chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản được lập theo Mẫu số 02B tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
Theo đó, Mẫu Đề án chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Mẫu số 02B tại Phụ lục kèm theo Nghị định 44/2024/NĐ-CP như sau:
Tải về Mẫu Đề án chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Mẫu Đề án chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là mẫu nào? (hình từ internet)
Phương thức chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là gì?
Nội dung chủ yếu của Quyết định phê duyệt Đề án chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản được quy định tại khoản 7 Điều 14 Nghị định 44/2024/NĐ-CP như sau:
Chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
...
7. Nội dung chủ yếu của Quyết định phê duyệt Đề án chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản gồm
a) Tên cơ quan quản lý tài sản.
b) Danh mục tài sản chuyển nhượng quyền thu phí (tên tài sản; địa chỉ; loại/cấp/hạng; năm đưa vào sử dụng; thông số cơ bản (số lượng/chiều dài/diện tích...); nguyên giá, giá trị còn lại (nếu có); tình trạng sử dụng của tài sản).
c) Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản.
d) Phương thức thực hiện chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản: Đấu giá.
đ) Điều kiện của tổ chức tham gia đấu giá nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản.
e) Hình thức thanh toán tiền chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản.
g) Thời hạn thanh toán tiền chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản.
h) Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản.
i) Quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan quản lý đường bộ.
k) Quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan quản lý tài sản.
l) Trách nhiệm tổ chức thực hiện.
...
Theo đó, việc chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được thực hiện thông qua đấu giá.
Lưu ý: Thời hạn chuyển nhượng được quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định 44/2024/NĐ-CP như sau:
Thời gian chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được xác định cụ thể trong từng hợp đồng chuyển nhượng nhưng tối đa là 10 năm, phù hợp với từng tài sản (một phần tài sản) kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 5 Điều 14 Nghị định 44/2024/NĐ-CP phê duyệt tại Quyết định phê duyệt Đề án chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản.
Ai có trách nhiệm kiểm tra giám sát tình hình tổ chức thực hiện Đề án chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ?
Căn cứ theo khoản 12 Điều 14 Nghị định 44/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
...
12. Cơ quan quản lý tài sản, cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) của cơ quan quản lý tài sản có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình tổ chức thực hiện Đề án chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật; kịp thời xử lý các vi phạm, vướng mắc phát sinh theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
13. Số tiền thu được từ chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được quản lý, sử dụng theo quy định tại Điều 18 Nghị định này.
14. Khi kết thúc thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo hợp đồng, Bên nhận chuyển nhượng có trách nhiệm:
a) Chuyển giao lại quyền thu phí sử dụng tài sản cho Bên chuyển nhượng kể từ ngày kết thúc thời hạn theo hợp đồng hoặc kết thúc thời hạn kéo dài của hợp đồng quy định tại khoản 18 Điều này (nếu có), kể cả trường hợp chưa hoàn thành việc thanh lý hợp đồng, chưa bàn giao lại tài sản cho Bên chuyển nhượng.
...
Như vậy, cơ quan quản lý tài sản, cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) của cơ quan quản lý tài sản có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình tổ chức thực hiện Đề án chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?