Mẫu danh sách khách hàng tổ chức mở và sử dụng ví điện tử nghi ngờ liên quan giả mạo, gian lận, lừa đảo theo quy định mới nhất?
- Mẫu danh sách khách hàng tổ chức mở và sử dụng ví điện tử nghi ngờ liên quan giả mạo, gian lận, lừa đảo theo quy định mới nhất là mẫu nào?
- Hướng dẫn cách ghi chi tiết bảng danh sách khách hàng tổ chức mở và sử dụng ví điện tử nghi ngờ liên quan giả mạo, gian lận, lừa đảo?
- Khách hàng tổ chức có được ủy quyền cho người khác sử dụng ví điện tử của mình không?
Mẫu danh sách khách hàng tổ chức mở và sử dụng ví điện tử nghi ngờ liên quan giả mạo, gian lận, lừa đảo theo quy định mới nhất là mẫu nào?
Mẫu danh sách khách hàng tổ chức mở và sử dụng ví điện tử nghi ngờ liên quan giả mạo, gian lận, lừa đảo mới nhất được quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư 40/2024/TT-NHNN, mẫu có dạng như sau:
TẢI VỀ: Mẫu danh sách khách hàng tổ chức mở và sử dụng ví điện tử nghi ngờ liên quan giả mạo, gian lận, lừa đảo mới nhất.
Ghi chú:
- Thời gian gửi báo cáo: Trước ngày 10 hàng tháng.
- Cách thức gửi báo cáo: Cung cấp thông qua Hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý, giám sát và phòng ngừa rủi ro gian lận trong hoạt động thanh toán của Ngân hàng Nhà nước (SIMO).
Hướng dẫn cách ghi chi tiết bảng danh sách khách hàng tổ chức mở và sử dụng ví điện tử nghi ngờ liên quan giả mạo, gian lận, lừa đảo?
Theo Phụ lục số 02 ban hành kèm Thông tư 40/2024/TT-NHNN thì cách lập bảng danh sách khách hàng cá nhân mở và sử dụng ví điện tử nghi ngờ liên quan giả mạo, gian lận, lừa đảo như sau:
- Tại Cột 2: Mã số khách hàng (CIF), trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử không quy định hoặc không quản lý khách hàng bằng mã số CIF thì điền Số hiệu ví điện tử (như Cột số 9).
- Tại Cột 4: Ghi rõ Loại giấy tờ tùy thân bằng số (1, 2, 3, 4, 5, 6, 7) tương ứng như sau:
(1) Thẻ căn cước công dân;
(2) Thẻ căn cước;
(3) Chứng minh nhân dân;
(4) Hộ chiếu;
(5) Giấy chứng nhận căn cước;
(6) Tài khoản định danh và xác thực điện tử;
(7) Giấy tờ khác.
- Tại Cột 9: Ghi rõ loại ví điện tử bằng số (1, 2) tương ứng như sau:
(1) Ví điện tử của khách hàng tổ chức (không phải là ĐVCNTT);
(2) Ví điện tử của khách hàng tổ chức (là ĐVCNTT).
- Tại Cột 13: Ghi rõ một hoặc nhiều lý do bằng số (1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8) tương ứng như sau:
(1) Thông tin trong hồ sơ mở ví điện tử của người đại diện hợp pháp không trùng khớp với thông tin của cá nhân đó trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
(2) Ví điện tử nằm trong danh sách được quảng cáo, mua, bán, trao đổi trên các website, hội nhóm trên không gian mạng.
(3) Ví điện tử nhận tiền từ nhiều ví điện tử, tài khoản đồng Việt Nam khác nhau và được chuyển đi hoặc rút ra ngay trong thời gian rất ngắn (không để lại số dư hoặc để lại rất ít).
(4) Ví điện tử có hơn 03 giao dịch nhận tiền từ các ví điện tử, tài khoản đồng Việt Nam nằm trong danh sách có dấu hiệu nghi ngờ liên quan đến lừa đảo, gian lận, giả mạo,...
(5) Khách hàng thuộc danh sách cảnh báo của Ngân hàng Nhà nước, Cơ quan Công an hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác.
(6) Ví điện tử phát sinh giao dịch bất thường (ví dụ: Giá trị, số lượng giao dịch lớn, bất thường không phù hợp với nghề nghiệp, độ tuổi, địa chỉ cư trú, lịch sử giao dịch và hành vi,... của chủ ví điện tử; phát sinh các giao dịch với địa điểm, thời gian, tần suất bất thường…)
(7) Một thông tin định danh duy nhất của thiết bị (địa chỉ MAC) được sử dụng để thực hiện giao dịch cho nhiều hơn 01 ví điện tử.
(8) Dấu hiệu khác: ghi chú rõ nội dung cụ thể (footnote) đối với thông tin này.
- Tại Cột 14: Ghi rõ trạng thái ví điện tử bằng số (1, 2, 3, 4) tương ứng theo nội dung dưới đây:
(1) Đang hoạt động;
(2) Tạm ngừng cung cấp dịch vụ;
(3) Tạm khóa;
(4) Đã đóng.
Hướng dẫn cách ghi chi tiết bảng danh sách khách hàng tổ chức mở và sử dụng ví điện tử nghi ngờ liên quan giả mạo, gian lận, lừa đảo? (Hình từ Internet)
Khách hàng tổ chức có được ủy quyền cho người khác sử dụng ví điện tử của mình không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Thông tư 40/2024/TT-NHNN như sau:
Đối tượng khách hàng sử dụng ví điện tử
1. Khách hàng sử dụng ví điện tử bằng đồng Việt Nam là cá nhân, tổ chức có tài khoản đồng Việt Nam tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ tài khoản thanh toán chung).
2. Đối với ví điện tử của tổ chức:
Chủ ví điện tử được ủy quyền trong sử dụng ví điện tử. Việc ủy quyền phải thực hiện bằng văn bản, phù hợp với quy định pháp luật về ủy quyền và quy định sau:
Chủ ví điện tử gửi tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử nơi mở ví điện tử văn bản ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của tổ chức hoặc người đại diện theo ủy quyền của tổ chức (sau đây gọi là người đại diện hợp pháp), kế toán trưởng (hoặc người phụ trách kế toán) kèm tài liệu, thông tin, dữ liệu để xác minh thông tin nhận biết đối với cá nhân là người được ủy quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Thông tư này.
Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử phải áp dụng biện pháp xác minh thông tin nhận biết đối với người được ủy quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Thông tư này.
3. Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử không được mở ví điện tử cho chính mình.
Như vậy, theo quy định trên thì khách hàng tổ chức được phép ủy quyền cho người khác sử dụng ví điện tử của mình.
Việc ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản và phù hợp với quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?