Mẫu Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y tâm thần mới nhất hiện nay được quy định thế nào?
Thời gian đào tạo để cấp Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y tâm thần là bao nhiêu tháng trở lên?
Thời gian và hình thức đào tạo để cấp Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y tâm thần được quy định tại Điều 3 Thông tư 06/2019/TT-BYT như sau:
Thời gian và hình thức đào tạo
1. Thời gian đào tạo: Từ đủ 03 tháng trở lên.
2. Hình thức đào tạo: Tập trung
Theo quy định thời gian và hình thức đào tạo để cấp Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y tâm thần là từ đủ 03 tháng trở lên theo hình thức đào tạo tập trung.
Mẫu Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y tâm thần mới nhất hiện nay được quy định thế nào?
Mẫu Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y tâm thần được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 06/2019/TT-BYT.
Kích thước Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y tâm thần: 19x27 cm - khổ ngang.
TẢI VỀ mẫu Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y tâm thần mới nhất 2023
Mẫu Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y tâm thần mới nhất hiện nay được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Điều kiện để cấp Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y tâm thần được quy định thế nào?
Người học được cơ sở đào tạo cấp Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y tâm thần khi đáp ứng đủ các yêu cầu được quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 06/2019/TT-BYT như sau:
Cấp chứng chỉ
1. Người học được cơ sở đào tạo cấp Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y hoặc giám định pháp y tâm thần khi đáp ứng đủ các yêu cầu sau đây:
a) Không vi phạm các quy định của khóa đào tạo;
b) Tham gia đầy đủ thời gian đào tạo và tích lũy đủ nội dung của chương trình đào tạo;
c) Kết quả kiểm tra, đánh giá năng lực đạt yêu cầu của khóa đào tạo;
d) Hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ của người học đối với cơ sở đào tạo.
2. Mẫu Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y hoặc nghiệp vụ giám định pháp y tâm thần được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y và đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y tâm thần là một trong những điều kiện để bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y và pháp y tâm thần theo quy định của Luật giám định tư pháp.
Theo đó, người học được cơ sở đào tạo cấp Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y tâm thần khi đáp ứng đủ các yêu cầu sau đây:
- Không vi phạm các quy định của khóa đào tạo;
- Tham gia đầy đủ thời gian đào tạo và tích lũy đủ nội dung của chương trình đào tạo;
- Kết quả kiểm tra, đánh giá năng lực đạt yêu cầu của khóa đào tạo;
- Hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ của người học đối với cơ sở đào tạo.
Lưu ý: Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y tâm thần là một trong những điều kiện để bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y tâm thần theo quy định tại Điều 7 Luật Giám định tư pháp 2012, cụ thể:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể được xem xét, bổ nhiệm giám định viên tư pháp:
a) Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;
b) Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.
Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn từ đủ 03 năm trở lên;
c) Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự phải có chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định.
2. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được bổ nhiệm giám định viên tư pháp:
a) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
c) Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định chi tiết khoản 1 Điều này đối với giám định viên tư pháp ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?