Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng trước thời hạn chuẩn pháp lý? Thế nào là thanh lý hợp đồng trước thời hạn?
Thế nào là thanh lý hợp đồng trước thời hạn?
Thanh lý hợp đồng trước thời hạn được hiểu là việc chấm dứt một hợp đồng có hiệu lực trước ngày hết hạn đã ghi trong hợp đồng.
Hợp đồng là một trong những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ của các bên (theo khoản 1 Điều 275 Bộ luật Dân sự 2015). Việc thanh lý hợp đồng trước thời hạn, cũng đồng nghĩa là các bên tham gia hợp đồng sẽ không còn ràng buộc bởi các điều khoản đã thỏa thuận trước đó, và hợp đồng sẽ kết thúc sớm hơn dự kiến.
Một số lý do dẫn đến việc thanh lý hợp đồng trước thời hạn như:
- Thỏa thuận chung: Cả hai bên cùng đồng ý chấm dứt hợp đồng do không còn nhu cầu hoặc lý do khác.
- Một bên vi phạm hợp đồng: Bên vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý và có thể bị bên còn lại yêu cầu chấm dứt hợp đồng.
- Sự kiện bất khả kháng: Khi xảy ra các sự kiện bất ngờ, ngoài tầm kiểm soát của các bên và làm cho việc thực hiện hợp đồng trở nên không thể hoặc vô nghĩa, hợp đồng có thể bị chấm dứt.
- Những lý do khác: Thay đổi tình hình, khó khăn tài chính, v.v.
* Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Thế nào là thanh lý hợp đồng trước thời hạn? (Hình từ Internet)
Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng trước thời hạn chuẩn pháp lý?
Hiện tại, chưa có văn bản nào quy định cụ thể về Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng trước thời hạn. Do đó, các bên có thể tham khảo mẫu biên bản dưới đây:
TẢI VỀ Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng trước thời hạn chuẩn pháp lý
Lưu ý: Hiệu lực của hợp đồng theo quy định tại Điều 401 Bộ luật Dân sự 2015:
- Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
- Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.
Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại đề nghị giao kết trong trường hợp nào?
Theo khoản 1 Điều 386 Bộ luật Dân sự 2015 giải thích: Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (gọi chung là bên được đề nghị).
Trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh.
Và theo Điều 388 Bộ luật Dân sự 2015 thì thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau:
- Do bên đề nghị ấn định;
- Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
Các trường hợp được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng:
- Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân;
- Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị;
- Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác.
Trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng được rút lại đề nghị giao kết được quy định tại khoản 1 Điều 389 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng
1. Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong trường hợp sau đây:
a) Bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị;
b) Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh.
2. Khi bên đề nghị thay đổi nội dung của đề nghị thì đó là đề nghị mới.
Theo đó, bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong các trường hợp sau đây:
(1) Bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị;
(2) Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?