Mẫu biên bản phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự mới nhất hiện nay? Hướng dẫn viết mẫu này thế nào?

Mẫu biên bản phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự mới nhất hiện nay? Hướng dẫn viết mẫu biên bản phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự? Tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm trong bao lâu kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm?

Mẫu biên bản phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự mới nhất hiện nay?

Mẫu biên bản phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự mới nhất hiện nay được quy định là Mẫu số 73-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/ 2017/NQ-HĐTP.

Theo đó, mẫu biên bản phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự có dạng như sau:

Mẫu biên bản phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự

TẢI VỀ Mẫu biên bản phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự

Mẫu biên bản phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự mới nhất hiện nay? Hướng dẫn viết mẫu này thế nào?

Mẫu biên bản phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự mới nhất hiện nay? Hướng dẫn viết mẫu này thế nào? (Hình từ Internet)

Hướng dẫn viết mẫu biên bản phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự?

Mẫu biên bản phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự được hướng dẫn viết tại Nghị quyết 01/ 2017/NQ-HĐTP, cụ thể như sau:

(1) Ghi tên Toà án xét xử phúc thẩm. Nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ); nếu là Tòa án nhân dân cấp cao thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân cấp cao tại đâu (ví dụ: Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội).

(2) Ghi địa điểm nơi tiến hành phiên tòa (ví dụ: Tại trụ sở Toà án nhân dân tỉnh N; hoặc: Tại Hội trường Uỷ ban nhân dân thành phố H).

(3) Ghi quan hệ tranh chấp mà Tòa án giải quyết: Cần xác định tranh chấp mà Tòa án thụ lý giải quyết được quy định tại Điều, khoản nào của Bộ luật tố tụng dân sự, để ghi vào phần trích yếu của bản án (ví dụ: Tranh chấp mà Tòa án thụ lý giải quyết là tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân được quy định tại khoản 1 Điều 26 của Bộ luật tố tụng dân sự thì ghi: “tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân”).

(4) Ghi vụ án được xét xử công khai hay xử kín.

(5) Ghi những người tham gia phiên toà phúc thẩm quy định tại Điều 294 của Bộ luật tố tụng dân sự. Trường hợp là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ. Trường hợp là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó. Nếu có mặt tại phiên toà thì ghi “có mặt” nếu vắng mặt tại phiên toà thì ghi “vắng mặt”. Nếu người kháng cáo là người được uỷ quyền thì ghi họ tên của người được uỷ quyền và ghi rõ đại diện theo uỷ quyền của ai theo giấy uỷ quyền ngày… tháng… năm… nào (ví dụ: Ông Nguyễn Văn A là người đại diện theo uỷ quyền của nguyên đơn là Công ty TNHH B theo giấy uỷ quyền số 01/2017/UQ ngày 10 tháng 3 năm 2017).

(6) Ghi việc trả lời của những người được hỏi. Nếu có người có đề nghị hoặc yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng thì ghi đề nghị hoặc yêu cầu của họ và ghi quyết định giải quyết của Hội đồng xét xử.

(7) Ghi trình bày của các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, Kiểm sát viên về các vấn đề quy định tại Điều 248 của Bộ luật tố tụng dân sự.

(8) Ghi các câu hỏi và trả lời của các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, những người tham gia tố tụng khác, Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên tham gia phiên tòa.

(9) Ghi tóm tắt các ý kiến phát biểu và đối đáp của các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, ý kiến của Viện kiểm sát (nếu có).

(10) Hội đồng xét xử tuyên án thì tiếp đó ghi: “Hội đồng xét xử tuyên án theo bản án đã được Hội đồng xét xử thông qua tại phòng nghị án” (Không phải ghi phần quyết định của bản án). Nếu Hội đồng xét xử có quyết định khác thì ghi quyết định của Hội đồng xét xử (ví dụ: Quyết định trở lại việc hỏi và tranh luận) .

(11) Ghi những sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Kiểm sát viên, những người tham gia tố tụng: những vấn đề được ghi trong biên bản phiên tòa có yêu cầu sửa đổi, bổ sung và những sửa đổi, bổ sung cụ thể. Nếu có nhiều người yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì ghi thứ tự từng người một. Sau đó, người có yêu cầu sửa đổi, bổ sung phải ký xác nhận.

Chú ý: Nếu phiên toà diễn ra trong nhiều ngày, thì khi kết thúc mỗi ngày cần ghi: “Hội đồng xét xử tạm nghỉ” và khi tiếp tục phiên toà cần ghi: “Ngày... tháng... năm... Hội đồng xét xử tiếp tục phiên toà”.

Tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm trong bao lâu kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm?

Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm được quy định tại Điều 286 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, cụ thể như sau:

Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm
1. Trong thời hạn 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án, tùy từng trường hợp, Tòa án cấp phúc thẩm ra một trong các quyết định sau đây:
a) Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;
b) Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;
c) Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.
Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm có thể quyết định kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không được quá 01 tháng.
2. Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.
3. Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
4. Thời hạn quy định tại Điều này không áp dụng đối với vụ án xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn, vụ án có yếu tố nước ngoài.

Theo đó, Tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm; trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.

Lưu ý:

- Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

- Thời hạn quy định nêu trên không áp dụng đối với vụ án xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn, vụ án có yếu tố nước ngoài.

Vụ án dân sự
Phiên tòa phúc thẩm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hợp đồng ủy quyền đại diện cho người khác thực hiện quyền kháng cáo có bắt buộc phải công chứng, chứng thực không?
Pháp luật
Lời khai của người làm chứng có phải là chứng cứ trong vụ án dân sự? Thẩm phán làm gì trước khi lấy lời khai?
Pháp luật
Người làm chứng vụ án dân sự tham gia vụ án theo đề nghị của ai? Có bắt buộc người làm chứng phải có mặt?
Pháp luật
Mẫu Bản luận cứ bảo vệ nguyên đơn trong vụ án dân sự mới nhất? Đương sự trong vụ án dân sự gồm những ai?
Pháp luật
Quyền khởi kiện vụ án dân sự được thực hiện thông qua hình thức nào? Khi nào đơn khởi kiện bị trả lại?
Pháp luật
Gửi đơn khởi kiện vụ án dân sự online cần lưu ý điều gì? Phạm vi khởi kiện vụ án dân sự được quy định ra sao?
Pháp luật
Đương sự trong vụ án dân sự và đương sự trong việc dân sự có gì khác nhau? Quyền và nghĩa vụ của đương sự?
Pháp luật
Vụ án dân sự là gì? Thẩm phán có quyền quyết định đưa vụ án dân sự ra xét xử và tham gia xét xử vụ án dân sự không?
Pháp luật
Bị đơn trong vụ án dân sự là ai? Bị đơn trong vụ án dân sự có quyền và nghĩa vụ gì theo quy định?
Pháp luật
Mẫu thông báo về việc thụ lý vụ án dân sự mới nhất hiện nay? Hướng dẫn viết mẫu thông báo này thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vụ án dân sự
249 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vụ án dân sự Phiên tòa phúc thẩm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vụ án dân sự Xem toàn bộ văn bản về Phiên tòa phúc thẩm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào