Mẫu biên bản kiểm phiếu xác định danh mục nhiệm vụ bảo vệ môi trường mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu biên bản kiểm phiếu?
- Mẫu biên bản kiểm phiếu xác định danh mục nhiệm vụ bảo vệ môi trường mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu biên bản kiểm phiếu?
- Thời hạn báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là khi nào?
- Cơ quan nào có trách nhiệm tổng hợp, rà soát và lập danh mục đề xuất nhiệm vụ môi trường?
Mẫu biên bản kiểm phiếu xác định danh mục nhiệm vụ bảo vệ môi trường mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu biên bản kiểm phiếu?
Mẫu biên bản kiểm phiếu xác định danh mục nhiệm vụ bảo vệ môi trường mới nhất là mẫu B.4.1a.BBKP-NVMT ban hành kèm theo Thông tư 10/2024/TT-BNNPTNT sau đây:
Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu xác định danh mục nhiệm vụ bảo vệ môi trường mới nhất
Mẫu biên bản kiểm phiếu xác định danh mục nhiệm vụ bảo vệ môi trường mới nhất (Hình từ Internet)
Thời hạn báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 118 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về việc báo cáo công tác bảo vệ môi trường như sau:
Điều 118. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường
1. Hằng năm, việc báo cáo công tác bảo vệ môi trường của năm trước đó được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 31 tháng 01;
b) Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 31 tháng 01;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15 tháng 02;
d) Bộ, cơ quan ngang Bộ gửi báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường của Bộ, cơ quan ngang Bộ đến Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15 tháng 02;
đ) Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng báo cáo về công tác bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội tại kỳ họp đầu tiên trong năm của Quốc hội.
...
Như vậy, theo quy định thì hằng năm Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải gửi báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường của năm trước đến Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15 tháng 02.
Đồng thời, theo khoản 2 Điều 118 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì nội dung chính của báo cáo công tác bảo vệ môi trường bao gồm:
- Hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường đất, nước, không khí; di sản thiên nhiên và đa dạng sinh học;
- Bối cảnh chung kinh tế - xã hội và các tác động đến môi trường;
- Kết quả hoạt động bảo vệ môi trường gồm kiểm soát nguồn ô nhiễm; quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại; quản lý chất lượng môi trường đất, nước, không khí; xử lý ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên, đa dạng sinh học;
- Hệ thống quan trắc và cảnh báo về môi trường;
- Xây dựng chính sách, pháp luật, giải quyết thủ tục hành chính, giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo về môi trường;
- Điều kiện và nguồn lực về bảo vệ môi trường;
- Kết quả thực hiện các chỉ tiêu thống kê về môi trường;
- Đánh giá chung;
- Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp bảo vệ môi trường thời gian tới.
Lưu ý:
- Kỳ báo cáo công tác bảo vệ môi trường tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo.
- Báo cáo công tác bảo vệ môi trường được gửi bằng bản giấy hoặc bản điện tử theo quy định của pháp luật.
Cơ quan nào có trách nhiệm tổng hợp, rà soát và lập danh mục đề xuất nhiệm vụ môi trường?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 17/2016/TT-BNNPTNT (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 10/2024/TT-BNNPTNT) quy định như sau:
Điều 4. Xây dựng danh mục nhiệm vụ môi trường
1. Định kỳ trong quý I hằng năm hoặc đột xuất, căn cứ quy định tại Điều 3 Thông tư này, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thừa lệnh Bộ trưởng thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân về đề xuất đặt hàng nhiệm vụ môi trường cho kế hoạch năm tiếp theo và đăng trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân, căn cứ thông báo của Bộ và quy định tại khoản 1 Điều này, đề xuất nhiệm vụ môi trường gửi về Bộ (qua Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường) theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính. Văn bản đề xuất theo mẫu B1.PĐX-NVMT ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nhận đề xuất nhiệm vụ môi trường, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổng hợp, rà soát và lập danh mục đề xuất nhiệm vụ môi trường.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành danh mục đề xuất nhiệm vụ môi trường, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trình Bộ thành lập hội đồng tư vấn xác định danh mục nhiệm vụ môi trường.
...
Như vậy, theo quy định thì Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp, rà soát và lập danh mục đề xuất nhiệm vụ môi trường trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nhận đề xuất nhiệm vụ môi trường.
Đồng thời, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành danh mục đề xuất nhiệm vụ môi trường, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trình Bộ thành lập hội đồng tư vấn xác định danh mục nhiệm vụ môi trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong giáo dục, niên chế nghĩa là gì? Đối với giáo dục đại học, chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo niên chế hay theo tín chỉ?
- Tảo mộ là gì? Đi tảo mộ vào ngày mấy Tết Âm lịch? Nghỉ Tết Âm lịch bắt đầu từ ngày mấy Dương lịch?
- Cá nhân đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất có được gửi hồ sơ qua bưu điện không?
- Điều kiện thành lập trung tâm học tập cộng đồng công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm học tập cộng đồng tư thục?
- Thủ tục từ chức lãnh đạo, quản lý, xin thôi việc đối với công chức, viên chức thuộc Bộ Nội vụ như thế nào?