Mẫu biên bản hòa giải thành tại Tòa án trong tố tụng dân sự mới nhất hiện nay? Hướng dẫn viết mẫu?
Mẫu biên bản hòa giải thành tại Tòa án trong tố tụng dân sự mới nhất hiện nay?
Mẫu biên bản hòa giải thành tại Tòa án trong tố tụng dân sự mới nhất hiện nay được quy định là Mẫu số 36-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP.
Mẫu biên bản hòa giải thành tại Tòa án trong tố tụng dân sự có dạng như sau:
TẢI VỀ Mẫu biên bản hòa giải thành
Mẫu biên bản hòa giải thành tại Tòa án trong tố tụng dân sự mới nhất hiện nay? Hướng dẫn viết mẫu? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn viết mẫu biên bản hòa giải thành tại Tòa án trong tố tụng dân sự? Biên bản hòa giải thành tại Tòa án được gửi cho những ai?
Mẫu biên bản hòa giải thành tại Tòa án trong tố tụng dân sự được hướng dẫn viết theo Mẫu số 36-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP như sau:
(1) Ghi tên Toà án tiến hành hoà giải và lập biên bản hoà giải thành; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh H). Nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh, (thành phố) đó (ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh H).
(2) Ghi số ký hiệu và ngày, tháng, năm thụ lý vụ án (ví dụ: Số: 50/2017/TLST-KDTM).
(3) Ghi đầy đủ cụ thể từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án mà các đương sự đã thoả thuận được với nhau.
Đồng thời, căn cứ Điều 211 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về biên bản phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải như sau:
Biên bản phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải
1. Thư ký Tòa án phải lập biên bản về kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và biên bản về việc hòa giải.
2. Biên bản về kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm tiến hành phiên họp;
b) Địa điểm tiến hành phiên họp;
c) Thành phần tham gia phiên họp;
d) Ý kiến của các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự về các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 210 của Bộ luật này;
đ) Các nội dung khác;
e) Quyết định của Tòa án về việc chấp nhận, không chấp nhận các yêu cầu của đương sự.
3. Biên bản về việc hòa giải phải có các nội dung chính sau đây:
a) Các nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều này;
b) Ý kiến của các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự;
c) Những nội dung đã được các đương sự thống nhất, không thống nhất.
4. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tham gia phiên họp, chữ ký của Thư ký Tòa án ghi biên bản và của Thẩm phán chủ trì phiên họp. Những người tham gia phiên họp có quyền được xem biên bản ngay sau khi kết thúc phiên họp, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản và ký xác nhận hoặc điểm chỉ.
5. Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án dân sự thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Biên bản này được gửi ngay cho các đương sự tham gia hòa giải.
Như vậy, biên bản hòa giải thành tại Tòa án được gửi cho các đương sự tham gia hòa giải.
Việc ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự được quy định như thế nào?
Việc ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự được quy định tại Điều 212 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, cụ thể như sau:
(1) Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.
(2) Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án.
(3) Trong trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 210 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 mà các đương sự có mặt thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì thỏa thuận đó chỉ có giá trị đối với những người có mặt và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt.
Trường hợp thỏa thuận của họ có ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì thỏa thuận này chỉ có giá trị và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu được đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải đồng ý bằng văn bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?
- Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ thôn cuối năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn mới nhất 2024 ở đâu?
- Mẫu quyết định đánh giá xếp loại lại tổ chức đảng, đảng viên cuối năm theo Hướng dẫn 25? Tải mẫu về?
- Mẫu Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt? Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt là gì?