Mẫu biên bản giao nhận tài liệu, chứng cứ trong tố tụng dân sự mới nhất hiện nay? Hướng dẫn viết mẫu?
Mẫu biên bản giao nhận tài liệu, chứng cứ trong tố tụng dân sự mới nhất hiện nay?
Mẫu biên bản giao nhận tài liệu, chứng cứ trong tố tụng dân sự mới nhất hiện nay được quy định tại Mẫu số 01-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP.
Mẫu biên bản giao nhận tài liệu, chứng cứ trong tố tụng dân sự có dạng như sau:
TẢI VỀ Mẫu biên bản giao nhận tài liệu, chứng cứ trong tố tụng dân sự
Mẫu biên bản giao nhận tài liệu, chứng cứ trong tố tụng dân sự mới nhất hiện nay? Hướng dẫn viết mẫu? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn viết mẫu biên bản giao nhận tài liệu, chứng cứ trong tố tụng dân sự?
Theo Mẫu số 01-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP thì cách viết mẫu biên bản giao nhận tài liệu, chứng cứ như sau:
(1) Ghi đầy đủ họ, tên, chức vụ và địa chỉ hoặc cơ quan công tác của người giao nộp tài liệu, chứng cứ.
(2) Nếu là đương sự thì ghi tư cách đương sự của người giao nộp tài liệu, chứng cứ trong vụ án; nếu là cá nhân hoặc đại diện cho cơ quan, tổ chức được yêu cầu giao nộp tài liệu, chứng cứ thì ghi “là người được yêu cầu giao nộp tài liệu, chứng cứ” hoặc “là người đại diện cho cơ quan, tổ chức được yêu cầu giao nộp tài liệu, chứng cứ”.
(3) Ghi quan hệ tranh chấp mà Tòa án đang giải quyết.
(4) Ghi đầy đủ họ, tên, chức vụ của người nhận tài liệu, chứng cứ và địa chỉ của Tòa án nơi nhận tài liệu, chứng cứ.
(5) Ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của từng tài liệu, chứng cứ. Ví dụ: tài liệu, chứng cứ là văn bản thì ghi rõ số bản, số trang của từng tài liệu, chứng cứ.
Đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án có bắt buộc phải lập biên bản?
Việc giao nộp tài liệu, chứng cứ được quy định tại Điều 96 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
Giao nộp tài liệu, chứng cứ
1. Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án. Trường hợp tài liệu, chứng cứ đã được giao nộp chưa bảo đảm đủ cơ sở để giải quyết vụ việc thì Thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ. Nếu đương sự không giao nộp hoặc giao nộp không đầy đủ tài liệu, chứng cứ do Tòa án yêu cầu mà không có lý do chính đáng thì Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ mà đương sự đã giao nộp và Tòa án đã thu thập theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật này để giải quyết vụ việc dân sự.
2. Việc đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án phải được lập biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của tài liệu, chứng cứ; số bản, số trang của chứng cứ và thời gian nhận; chữ ký hoặc điểm chỉ của người giao nộp, chữ ký của người nhận và dấu của Tòa án. Biên bản phải lập thành hai bản, một bản lưu vào hồ sơ vụ việc dân sự và một bản giao cho đương sự nộp chứng cứ.
3. Đương sự giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ bằng tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch sang tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp.
4. Thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc ấn định nhưng không được vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục sơ thẩm, thời hạn chuẩn bị giải quyết việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.
Trường hợp sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự, đương sự mới cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ mà Tòa án đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự không giao nộp được vì có lý do chính đáng thì đương sự phải chứng minh lý do của việc chậm giao nộp tài liệu, chứng cứ đó. Đối với tài liệu, chứng cứ mà trước đó Tòa án không yêu cầu đương sự giao nộp hoặc tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ việc theo thủ tục sơ thẩm thì đương sự có quyền giao nộp, trình bày tại phiên tòa sơ thẩm, phiên họp giải quyết việc dân sự hoặc các giai đoạn tố tụng tiếp theo của việc giải quyết vụ việc dân sự.
5. Khi đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án thì họ phải sao gửi tài liệu, chứng cứ đó cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự khác; đối với tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này hoặc tài liệu, chứng cứ không thể sao gửi được thì phải thông báo bằng văn bản cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự khác.
Như vậy, theo quy định thì việc đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án phải được lập biên bản.
Theo đó, trong biên bản phải ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của tài liệu, chứng cứ; số bản, số trang của chứng cứ và thời gian nhận; chữ ký hoặc điểm chỉ của người giao nộp, chữ ký của người nhận và dấu của Tòa án.
Lưu ý: Biên bản phải lập thành hai bản, một bản lưu vào hồ sơ vụ việc dân sự và một bản giao cho đương sự nộp chứng cứ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều kiện để tổ chức nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam là gì? Số lượng tối đa mà tổ chức nước ngoài được sở hữu?
- Có được lấy bộ phận cơ thể người sau khi chết khi không có thẻ hiến bộ phận cơ thể của người đó không?
- Người tập sự hành nghề đấu giá trong bao nhiêu tháng thì được tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá?
- Tổ chức kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật cấm đầu tư kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Giáo viên đăng tải hình ảnh cá nhân của học sinh lên mạng xã hội mà không có sự cho phép của cha mẹ có được không?