Mẫu biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hòa giải thành mới nhất hiện nay? Hướng dẫn viết mẫu?

Mẫu biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hòa giải thành mới nhất hiện nay? Hướng dẫn viết mẫu biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hòa giải thành? Yếu tố về công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung trong việc giải quyết tài sản khi ly hôn được hiểu thế nào?

Mẫu biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hòa giải thành mới nhất hiện nay?

Mẫu biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hòa giải thành mới nhất hiện nay được quy định là Mẫu số 37-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP.

Mẫu biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hòa giải thành có dạng như sau:

Mẫu biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hòa giải thành

TẢI VỀ Mẫu biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hòa giải thành

Mẫu biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hòa giải thành mới nhất hiện nay? Hướng dẫn viết mẫu?

Mẫu biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hòa giải thành mới nhất hiện nay? Hướng dẫn viết mẫu? (Hình từ Internet)

Hướng dẫn viết mẫu biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hòa giải thành?

Căn cứ Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP, mẫu biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hòa giải thành được hướng dẫn viết như sau:

(1) Ghi tên Toà án tiến hành phiên hoà giải và lập biên bản hoà giải thành; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh H). Nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh, (thành phố) đó (ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh H).

(2) Ghi đầy đủ cụ thể từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án mà các đương sự đã thoả thuận được với nhau (quan hệ hôn nhân, việc nuôi con, chia tài sản).

Chú ý: Biên bản này phải được giao (gửi) ngay cho các đương sự tham gia hoà giải.

Yếu tố về công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung trong việc giải quyết tài sản khi ly hôn được hiểu thế nào?

Căn cứ Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP quy định về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn như sau:

Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
...
b) Trường hợp có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và văn bản này không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng các nội dung của văn bản thỏa thuận để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Đối với những vấn đề không được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì áp dụng các quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 59 và các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật hôn nhân và gia đình để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.
2. Khi giải quyết ly hôn nếu có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu thì Tòa án xem xét, giải quyết đồng thời với yêu cầu chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.
3. Khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, Tòa án phải xác định vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba hay không để đưa người thứ ba vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba mà họ có yêu cầu giải quyết thì Tòa án phải giải quyết khi chia tài sản chung của vợ chồng. Trường hợp vợ chồng có nghĩa vụ với người thứ ba mà người thứ ba không yêu cầu giải quyết thì Tòa án hướng dẫn họ để giải quyết bằng vụ án khác.
4. Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia:
a) “Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng” là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng.
b) “Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung” là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.
...

Như vậy, "Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chungđược hiểu là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung.

Trường hợp người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.

Hôn nhân và gia đình
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quan hệ tình dục nhiều lần với người đã có chồng bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Có được có quan hệ tình cảm nam nữ với người khác khi đang trong quá tình xử lý đơn ly hôn không?
Pháp luật
Chồng ngoại tình có được xem là hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được?
Pháp luật
Tổng hợp các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình theo Bộ luật Hình sự? Pháp luật bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình ra sao?
Pháp luật
Nợ riêng trong thời kỳ hôn nhân là gì? Nợ riêng trong thời kỳ hôn nhân thì người còn lại có nghĩa vụ liên đới trả nợ không?
Pháp luật
Chồng chết trước không để lại di chúc vợ chết sau thì tài sản của chồng do nhà chồng hay nhà vợ thừa kế?
Pháp luật
Mẫu biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hòa giải thành mới nhất hiện nay? Hướng dẫn viết mẫu?
Pháp luật
Tập quán về hôn nhân và gia đình được áp dụng trong trường hợp nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Đã kết hôn có được quyền đứng tên riêng trên Sổ đỏ không? Quy định về tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng ra sao?
https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/PTTQ/16092024/con-rieng-la-gi.jpg
Con riêng là gì? Quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng là gì?
Pháp luật
Tái hôn là gì? Điều kiện để tái hôn sau khi ly hôn là gì? Tái hôn với chồng cũ có phải đăng ký kết hôn lại không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hôn nhân và gia đình
325 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hôn nhân và gia đình

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hôn nhân và gia đình

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào