Mẫu biên bản bàn giao thiết bị mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải mẫu ở đâu? Biên bản bàn giao thiết bị là gì?
Biên bản bàn giao thiết bị là gì?
Biên bản bàn giao thiết bị là một tài liệu được lập ra để ghi nhận việc chuyển giao quyền sử dụng hoặc sở hữu thiết bị từ một bên (bên bàn giao) sang bên khác (bên nhận bàn giao).
Đây là văn bản quan trọng giúp xác nhận tình trạng, số lượng, và loại thiết bị được bàn giao, đồng thời làm cơ sở pháp lý để giải quyết các vấn đề phát sinh sau này.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Tải mẫu biên bản bàn giao thiết bị mới nhất hiện nay?
Hiện nay, pháp luật không quy định về mẫu biên bản bàn giao thiết bị, tuy nhiên, tổ chức, cá nhân có thể tham khảo mẫu biên bản bàn giao thiết bị sau đây:
TẢI VỀ Mẫu biên bản bàn giao thiết bị
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 18/2019/QĐ-TTg thì máy móc, thiết bị là một kết cấu hoàn chỉnh, gồm các chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận có liên kết với nhau để vận hành, chuyển động theo mục đích sử dụng được thiết kế.
Mẫu biên bản bàn giao thiết bị mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải mẫu? Biên bản bàn giao thiết bị là gì? (Hình từ Internet)
Khi nào hàng hóa được coi là không phù hợp với hợp đồng mua bán hàng hóa? Trách nhiệm đối với hàng hoá không phù hợp với hợp đồng là gì?
Khi nào hàng hóa được coi là không phù hợp với hợp đồng mua bán hàng hóa?
Căn cứ quy định tại Điều 39 Luật Thương mại 2005, trong trường hợp hợp đồng không có quy định cụ thể thì hàng hoá được coi là không phù hợp với hợp đồng khi hàng hoá đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hoá cùng chủng loại;
- Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng;
- Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hoá mà bên bán đã giao cho bên mua;
- Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hoá đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hoá trong trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường.
Trách nhiệm đối với hàng hoá không phù hợp với hợp đồng là gì?
Căn cứ Điều 40 Luật Thương mại 2005, trách nhiệm đối với hàng hoá không phù hợp với hợp đồng được quy định cụ thể như sau:
Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, trách nhiệm đối với hàng hóa không phù hợp với hợp đồng được quy định như sau:
(1) Bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó;
(2) Trừ trường hợp quy định tại khoản (1), trong thời hạn khiếu nại theo quy định của Luật Thương mại 2005, bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro;
(3) Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng.
Lưu ý:
(1) Việc khắc phục trong trường hợp giao thiếu hàng, giao hàng không phù hợp với hợp đồng được quy định tại Điều 41 Luật Thương mại 2005 như sau:
(i) Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu hợp đồng chỉ quy định thời hạn giao hàng và không xác định thời điểm giao hàng cụ thể mà bên bán giao hàng trước khi hết thời hạn giao hàng và giao thiếu hàng hoặc giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì bên bán vẫn có thể giao phần hàng còn thiếu hoặc thay thế hàng hoá cho phù hợp với hợp đồng hoặc khắc phục sự không phù hợp của hàng hoá trong thời hạn còn lại.
(ii) Khi bên bán thực hiện việc khắc phục quy định tại (i) mà gây bất lợi hoặc làm phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên mua thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán khắc phục bất lợi hoặc chịu chi phí đó.
(2) Việc kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng được quy định tại Điều 44 Luật Thương mại 2005 như sau:
(i) Trường hợp các bên có thoả thuận để bên mua hoặc đại diện của bên mua tiến hành kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng thì bên bán phải bảo đảm cho bên mua hoặc đại diện của bên mua có điều kiện tiến hành việc kiểm tra.
(ii) Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên mua hoặc đại diện của bên mua trong trường hợp quy định tại (i) phải kiểm tra hàng hóa trong một thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép;
Trường hợp hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hóa thì việc kiểm tra hàng hoá có thể được hoãn lại cho tới khi hàng hoá được chuyển tới địa điểm đến.
(iii) Trường hợp bên mua hoặc đại diện của bên mua không thực hiện việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng theo thỏa thuận thì bên bán có quyền giao hàng theo hợp đồng.
(iv) Bên bán không phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã biết hoặc phải biết nhưng không thông báo cho bên bán trong thời hạn hợp lý sau khi kiểm tra hàng hoá.
(v) Bên bán phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã kiểm tra nếu các khiếm khuyết của hàng hoá không thể phát hiện được trong quá trình kiểm tra bằng biện pháp thông thường và bên bán đã biết hoặc phải biết về các khiếm khuyết đó nhưng không thông báo cho bên mua.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp mẫu biên bản bàn giao công việc chuẩn pháp lý? Bàn giao công việc là gì? Khi nào cần bàn giao công việc?
- Trang thông tin điện tử (Website) phục vụ cho việc gì? Trang thông tin điện tử bán hàng phải bảo đảm yêu cầu nào?
- Mẫu biên bản bàn giao thiết bị mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải mẫu ở đâu? Biên bản bàn giao thiết bị là gì?
- Cho thuê nhà ở có bắt buộc phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất không?
- Giám sát của quản lý cấp cao tổ chức tín dụng phi ngân hàng là việc giám sát của ai? Giám sát của quản lý cấp cao đối với quản lý rủi ro thế nào?