Mẫu biên bản bàn giao công tác kế toán mới nhất là mẫu nào? Tải về biên bản bàn giao công tác kế toán?
Mẫu biên bản bàn giao công tác kế toán mới nhất là mẫu nào? Tải về biên bản bàn giao công tác kế toán?
Tham khảo mẫu biên bản bàn giao công tác kế toán mới nhất
Tải về Mẫu biên bản bàn giao công tác kế toán mới nhất
Ai tổ chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán?
Theo Điều 53 Luật Kế toán 2015 quy định như sau:
Kế toán trưởng
1. Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy kế toán của đơn vị có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán.
2. Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ ngoài nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này còn có nhiệm vụ giúp người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán giám sát tài chính tại đơn vị kế toán.
3. Kế toán trưởng chịu sự lãnh đạo của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; trường hợp có đơn vị kế toán cấp trên thì đồng thời chịu sự chỉ đạo và kiểm tra của kế toán trưởng của đơn vị kế toán cấp trên về chuyên môn, nghiệp vụ.
4. Trường hợp đơn vị kế toán cử người phụ trách kế toán thay kế toán trưởng thì người phụ trách kế toán phải có các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật này và phải thực hiện trách nhiệm và quyền quy định cho kế toán trưởng quy định tại Điều 55 của Luật này.
Như vậy, kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy kế toán của đơn vị có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán.
Mẫu biên bản bàn giao công tác kế toán mới nhất là mẫu nào? Tải về biên bản bàn giao công tác kế toán? (Hình từ internet)
Lưu ý: Trách nhiệm và quyền của kế toán trưởng quy định tại Điều 55 Luật Kế toán 2015 quy định như sau:
- Kế toán trưởng có trách nhiệm sau đây:
+ Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong đơn vị kế toán;
+ Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của Luật này;
+ Lập báo cáo tài chính tuân thủ chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán.
- Kế toán trưởng có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.
- Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, ngoài các quyền quy định tại khoản 2 Điều này còn có các quyền sau đây:
+ Có ý kiến bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán về việc tuyển dụng, thuyên chuyển, tăng lương, khen thưởng, kỷ luật người làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ;
+ Yêu cầu các bộ phận liên quan trong đơn vị kế toán cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu liên quan đến công việc kế toán và giám sát tài chính của kế toán trưởng;
+ Bảo lưu ý kiến chuyên môn bằng văn bản khi có ý kiến khác với ý kiến của người ra quyết định;
+ Báo cáo bằng văn bản cho người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán trong đơn vị; trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó.
Kiểm tra việc thực hiện nội dung công tác kế toán có phải là nội dung kiểm tra kế toán không?
Theo Điều 35 Luật Kế toán 2015 quy định như sau:
Nội dung kiểm tra kế toán
1. Nội dung kiểm tra kế toán gồm:
a) Kiểm tra việc thực hiện nội dung công tác kế toán;
b) Kiểm tra việc tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán;
c) Kiểm tra việc tổ chức quản lý và hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán;
d) Kiểm tra việc chấp hành các quy định khác của pháp luật về kế toán.
2. Nội dung kiểm tra kế toán phải được xác định trong quyết định kiểm tra, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 34 của Luật này.
Như vậy, kiểm tra việc thực hiện nội dung công tác kế toán là một trong những nội dung kiểm tra kế toán
Ngoài ra, nội dung kiểm tra kế toán gồm:
- Kiểm tra việc thực hiện nội dung công tác kế toán;
- Kiểm tra việc tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán;
- Kiểm tra việc tổ chức quản lý và hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán;
- Kiểm tra việc chấp hành các quy định khác của pháp luật về kế toán.
Lưu ý: Thời gian kiểm tra kế toán do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kế toán quyết định nhưng không quá 10 ngày, không kể ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của Bộ luật lao động.
Trường hợp nội dung kiểm tra phức tạp, cần có thời gian để đánh giá, đối chiếu, kết luận, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kế toán có thể kéo dài thời gian kiểm tra; thời gian kéo dài đối với mỗi cuộc kiểm tra không quá 05 ngày, không kể ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của Bộ luật lao động.
(Theo Điều 36 Luật Kế toán 2015)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giảm bao nhiêu đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính tính đến 31/12/2024?
- Mẫu Giấy ủy quyền thành lập hộ kinh doanh mới nhất? Tải về Mẫu Giấy ủy quyền thành lập hộ kinh doanh?
- Kịch bản chương trình chia tay giáo viên về nghỉ hưu 2025? Mẫu kịch bản chương trình chia tay giáo viên về nghỉ hưu?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13522-1:2024 ISO 9239-1:2010 đầu đốt ngọn lửa mồi ứng xử khi cháy sử dụng nguồn nhiệt bức xạ?
- Giấy phép hoạt động xây dựng được cấp cho nhà thầu nước ngoài khi nào? Đơn đề nghị cấp giấy phép phải được lập bằng tiếng gì?