Mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm cần phải được tiến hành ghi nhãn như thế nào? Khi vận chuyển phải thông báo những gì?
Mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm cần phải được tiến hành ghi nhãn như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 40/2018/TT-BYT như sau:
Ghi nhãn mẫu bệnh phẩm
1. Nhãn trên mỗi ống nghiệm hoặc dụng cụ đựng mẫu bệnh phẩm gồm các thông tin sau:
a) Họ tên người được lấy mẫu hoặc mã số;
b) Loại bệnh phẩm (ví dụ: máu toàn phần, huyết thanh, huyết tương, nước tiểu, phân, dịch não tủy, hoặc loại bệnh phẩm khác);
c) Thời gian thu thập mẫu (bao gồm giờ, ngày, tháng, năm).
Trường hợp sử dụng phương pháp mã hóa thì phải bảo đảm đủ các nội dung thông tin quy định tại khoản này.
2. Nhãn ở lớp ngoài cùng gồm các thông tin sau:
a) Tên, số điện thoại và địa chỉ người gửi;
b) Số điện thoại của người chịu trách nhiệm (trong trường hợp gửi qua trung gian);
c) Tên, số điện thoại và địa chỉ cơ sở (đơn vị) tiếp nhận;
d) Mã số thích hợp theo quy định của Liên Hợp Quốc đối với vận chuyển quốc tế và nội địa;
đ) Nhiệt độ bảo quản yêu cầu;
e) Khi sử dụng đá khô hoặc ni tơ lỏng thì cần nêu tên chất làm lạnh, mã số theo quy định của Liên Hợp Quốc và trọng lượng tịnh;
g) Nhãn phân loại mẫu vận chuyển phù hợp với từng chất lây nhiễm theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm cần phải được tiến hành ghi nhãn như sau:
Nhãn trên ống nghiệm hoặc dụng cụ đựng mẫu bệnh phẩm phải đảm bảo được các thông tin:
(1) Họ tên người được lấy mẫu hoặc mã số;
(2) Loại bệnh phẩm (ví dụ: máu toàn phần, huyết thanh, huyết tương, nước tiểu, phân, dịch não tủy, hoặc loại bệnh phẩm khác);
(3) Thời gian thu thập mẫu (bao gồm giờ, ngày, tháng, năm).
Trường hợp sử dụng phương pháp mã hóa thì phải bảo đảm đủ các nội dung thông tin quy định tại khoản này.
Bên cạnh đó thì nhãn ở lớp ngoài cùng gồm các thông tin sau:
(1) Tên, số điện thoại và địa chỉ người gửi;
(2) Số điện thoại của người chịu trách nhiệm (trong trường hợp gửi qua trung gian);
(3) Tên, số điện thoại và địa chỉ cơ sở (đơn vị) tiếp nhận;
(4) Mã số thích hợp theo quy định của Liên Hợp Quốc đối với vận chuyển quốc tế và nội địa;
(5) Nhiệt độ bảo quản yêu cầu;
(6) Khi sử dụng đá khô hoặc ni tơ lỏng thì cần nêu tên chất làm lạnh, mã số theo quy định của Liên Hợp Quốc và trọng lượng tịnh;
(7) Nhãn phân loại mẫu vận chuyển phù hợp với từng chất lây nhiễm.
Mẫu bệnh phẩm (Hình từ Internet)
Mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm khi vận chuyển phải được bảo quản thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 40/2018/TT-BYT như sau:
Vận chuyển mẫu bệnh phẩm
1. Đơn vị thu thập mẫu bệnh phẩm phải thông báo cho phòng xét nghiệm, nơi nhận về loại mẫu bệnh phẩm; ngày gửi; phương tiện vận chuyển và thời gian dự kiến mẫu sẽ tới đơn vị nhận.
2. Mẫu bệnh phẩm phải được bảo quản theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này trong suốt quá trình vận chuyển tới cơ sở xét nghiệm.
3. Kích thước, khối lượng, thể tích đóng gói mẫu bệnh phẩm khi vận chuyển bằng đường hàng không:
a) Đối với mẫu bệnh phẩm chứa chất lây nhiễm loại A: Mỗi kiện mẫu bệnh phẩm chất lỏng không quá 50 ml cho máy bay chở khách hoặc không quá 04 lít cho máy bay chở hàng. Mỗi kiện mẫu bệnh phẩm chất rắn không quá 50 g cho máy bay chở khách hoặc không quá 04 kg cho máy bay chở hàng;
b) Đối với mẫu bệnh phẩm chứa chất lây nhiễm loại B: Mỗi kiện mẫu bệnh phẩm chất lỏng không quá 01 lít, tổng các kiện mẫu bệnh phẩm sau khi đóng gói không quá 04 lít. Mỗi kiện mẫu bệnh phẩm chất rắn không quá 04 kg/kiện.
4. Vận chuyển mẫu bệnh phẩm bằng đường biển, đường bộ, đường sắt: Mỗi kiện đóng gói bên ngoài có kích thước tối thiểu mỗi mặt là 100 mm x 100 mm, không giới hạn kích thước tối đa.
5. Người vận chuyển mẫu bệnh phẩm phải sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ sẵn có để ngăn ngừa sự lây lan tác nhân lây nhiễm cho con người và môi trường.
Như vậy, mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm khi vận chuyển phải được bảo quản theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 40/2018/TT-BYT trong suốt quá trình vận chuyển tới cơ sở xét nghiệm.
Khi bị tràn đổ mẫu bệnh phẩm trong quá trình vận chuyển phải xử lý như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 40/2018/TT-BYT như sau:
Xử lý sự cố khi bị tràn đổ mẫu bệnh phẩm trong quá trình vận chuyển
1. Việc xử lý sự cố tràn đổ phải được thực hiện theo quy trình xử lý sự cố tràn đổ tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Người vận chuyển mẫu bệnh phẩm liên hệ với đơn vị nhận hoặc gửi mẫu hoặc cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn biện pháp xử lý.
3. Trường hợp bị phơi nhiễm trực tiếp với vật liệu lây nhiễm, nơi bị phơi nhiễm phải được rửa sạch với xà phòng và nước hoặc với một chất khử trùng và người bị phơi nhiễm được đưa đến ngay cơ sở y tế nơi gần nhất để được tư vấn và điều trị.
4. Sau khi thực hiện các biện pháp xử lý tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này, người thực hiện phải báo cáo sự việc cho đơn vị gửi mẫu. Đối với chất lây nhiễm loại A đồng thời phải báo cáo ngay về Sở Y tế tại khu vực xảy ra sự cố.
Như vậy, khi bị tràn đổ mẫu bệnh phẩm trong quá trình vận chuyển phải xử lý như sau:
(1) Việc xử lý sự cố tràn đổ phải được thực hiện theo quy trình xử lý sự cố tràn đổ tại Phụ lục VI kèm theo Thông tư 40/2018/TT-BYT.
(2) Người vận chuyển mẫu bệnh phẩm liên hệ với đơn vị nhận hoặc gửi mẫu hoặc cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn biện pháp xử lý.
(3) Trường hợp bị phơi nhiễm trực tiếp với vật liệu lây nhiễm, nơi bị phơi nhiễm phải được rửa sạch với xà phòng và nước hoặc với một chất khử trùng và người bị phơi nhiễm được đưa đến ngay cơ sở y tế nơi gần nhất để được tư vấn và điều trị.
(4) Sau khi thực hiện các biện pháp xử lý tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 7 Thông tư 40/2018/TT-BYT, người thực hiện phải báo cáo sự việc cho đơn vị gửi mẫu. Đối với chất lây nhiễm loại A đồng thời phải báo cáo ngay về Sở Y tế tại khu vực xảy ra sự cố.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?