Mẫu bảo lãnh dự thầu áp dụng đối với nhà thầu độc lập thuộc E HSMST gói thầu mua sắm hàng hóa là mẫu nào? Các lưu ý khi điền mẫu?
Mẫu bảo lãnh dự thầu áp dụng đối với nhà thầu độc lập thuộc E HSMST gói thầu mua sắm hàng hóa là mẫu nào? Các lưu ý khi điền mẫu?
>> Mới nhất Tải Tổng hợp trọn bộ văn bản về Đấu thầu hiện hành
Mẫu bảo lãnh dự thầu áp dụng đối với nhà thầu độc lập thuộc E HSMST gói thầu mua sắm hàng hóa là mẫu số 04A kèm theo Mẫu 4C ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT sau đây:
Tải về Mẫu bảo lãnh dự thầu áp dụng đối với nhà thầu độc lập thuộc E HSMST gói thầu mua sắm hàng hóa.
* E HSMST là hồ sơ mời sơ tuyển qua mạng. (Theo điểm e khoản 3 Điều 2 Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT)
Các lưu ý khi điền mẫu bảo lãnh dự thầu áp dụng đối với nhà thầu độc lập thuộc E HSMST gói thầu mua sắm hàng hóa:
(1) Trường hợp bảo lãnh dự thầu vi phạm một trong các quy định như: có giá trị thấp hơn, thời gian hiệu lực ngắn hơn so với yêu cầu quy định tại Mục 18.2 E-BDL, không đúng tên đơn vị thụ hưởng, không phải là bản gốc, không có chữ ký hợp lệ, ký trước khi Chủ đầu tư phát hành E-HSMT hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho Chủ đầu tư, Bên mời thầu thì bảo lãnh dự thầu được coi là không hợp lệ. bảo lãnh dự thầu này là bảo lãnh dự thầu không hủy ngang.
Trường hợp cần thiết đối với các gói thầu có quy mô lớn, để bảo đảm quyền lợi của Chủ đầu tư, Bên mời thầu trong việc tịch thu giá trị bảo đảm dự thầu khi nhà thầu vi phạm quy định nêu tại bảo lãnh dự thầu, Chủ đầu tư, bên mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu cung cấp các tài liệu để chứng minh bảo lãnh dự thầu đã nộp trong E-HSDT là bảo lãnh dự thầu không hủy ngang.
(2) Ghi theo quy định về thời gian hiệu lực tại Mục 18.2 E-BDL.
(3) Ghi ngày có thời điểm đóng thầu theo quy định tại Mục 19.1 E-CDNT. Thời gian có hiệu lực của bảo lãnh dự thầu được tính kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực của bảo lãnh dự thầu (thời điểm kết thúc hiệu lực của bảo lãnh dự thầu nằm trong ngày cuối cùng có hiệu lực của bảo lãnh dự thầu mà không cần thiết phải đến hết 24 giờ của ngày đó).
(4) Trường hợp bảo lãnh dự thầu thiếu một hoặc một số cam kết trong các nội dung cam kết nêu trên thì bị coi là điều kiện gây bất lợi cho Chủ đầu tư, Bên mời thầu theo quy định tại Mục 18.3 E-CDNT và thư bảo lãnh được coi là không hợp lệ.
Mẫu bảo lãnh dự thầu áp dụng đối với nhà thầu độc lập thuộc E HSMST gói thầu mua sắm hàng hóa là mẫu nào? Các lưu ý khi điền mẫu? (Hình từ Internet)
Nhà thầu tham gia đấu thầu gói thầu mua sắm hàng hóa có thể nộp bảo lãnh dự thầu khi nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Đấu thầu 2023 quy định về bảo đảm dự thầu như sau:
Bảo đảm dự thầu
1. Nhà thầu, nhà đầu tư phải thực hiện một trong các biện pháp sau đây để bảo đảm trách nhiệm dự thầu trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu:
a) Đặt cọc;
b) Nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng trong nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam;
c) Nộp giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam.
2. Bảo đảm dự thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp;
b) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với lựa chọn nhà đầu tư.
3. Nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu theo quy định của hồ sơ mời thầu; trường hợp áp dụng phương thức đấu thầu hai giai đoạn, nhà thầu, nhà đầu tư phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trong giai đoạn hai.
...
Theo đó, khi nhà thầu tham gia đấu thầu thì để bảo đảm trách nhiệm dự thầu trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu phải thực hiện một trong các biện pháp sau: đặt cọc, nộp thư bảo lãnh, nộp giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh.
Đồng thời, nhà thầu phải nộp thư bảo lãnh dự thầu trước thời điểm đóng thầu theo quy định của hồ sơ mời thầu.
Trường hợp áp dụng phương thức đấu thầu hai giai đoạn, nhà thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trong giai đoạn hai.
Mức bảo đảm dự thầu tối đa đối với gói thầu mua sắm hàng hóa?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Luật Đấu thầu 2023 về bảo đảm dự thầu như sau:
Bảo đảm dự thầu
...
4. Căn cứ quy mô và tính chất của từng dự án, dự án đầu tư kinh doanh, gói thầu cụ thể, mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu được quy định như sau:
a) Từ 1% đến 1,5% giá gói thầu áp dụng đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá gói thầu không quá 20 tỷ đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng;
b) Từ 1,5% đến 3% giá gói thầu áp dụng đối với gói thầu không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Từ 0,5% đến 1,5% tổng vốn đầu tư của dự án đầu tư kinh doanh áp dụng đối với lựa chọn nhà đầu tư.
...
Theo đó, đối với gói thầu mua sắm hàng hóa có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng mức bảo đảm dự thầu tối đa là 1,5% giá gói thầu. Và đối với gói thầu mua sắm hàng hóa trên 10 tỷ đồng thì mức bảo đảm dự thầu tối đa là 3%.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?