Mẫu Báo cáo tổng kết Hội Cựu giáo chức? Báo cáo tổng kết công tác Hội Cựu giáo chức như thế nào?
Mẫu Báo cáo tổng kết Hội Cựu giáo chức? Báo cáo tổng kết công tác Hội Cựu giáo chức như thế nào?
Theo Điều 2 Điều lệ Hội Cựu giáo chức Việt Nam ban hành kèm Quyết định 61/2004/QĐ-BNV thì Hội Cựu giáo chức Việt Nam là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp của tất cả những người trước đây đã là nhà giáo, cán bộ, công nhân, nhân viên trong tất cả các trường học, các cơ sở và cơ quan giáo dục - đào tạo.
Hội Cựu giáo chức Việt Nam được thành lập nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên, phát huy truyền thống yêu nước và cách mạng, năng lực trí tuệ và phẩm chất tốt đẹp của Nhà giáo, tiếp tục góp phần thực hiện chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo phục vụ nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
Báo cáo tổng kết Hội Cựu giáo chức là một tài liệu quan trọng nhằm đánh giá toàn diện hoạt động của Hội trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Báo cáo này không chỉ cung cấp thông tin về những thành tựu đã đạt được mà còn chỉ ra những hạn chế, khó khăn và đề xuất các giải pháp cho tương lai.
* Nội dung chính của báo cáo tổng kết Hội Cựu giáo chức thường bao gồm:
- Tổng quan về Hội: Giới thiệu sơ lược về Hội Cựu giáo chức, mục tiêu, nhiệm vụ và thành phần hội viên.
- Các hoạt động đã thực hiện: Hoạt động chuyên môn: Tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy.
- Hoạt động xã hội: Tham gia các hoạt động từ thiện, hỗ trợ cộng đồng, đặc biệt là các hoạt động hướng về nhà giáo cao tuổi, khó khăn.
- Hoạt động văn hóa, văn nghệ: Tổ chức các buổi giao lưu, sinh hoạt văn hóa, thể thao.
- Hoạt động kết nối: Tăng cường mối quan hệ giữa các thế hệ giáo viên, giữa Hội Cựu giáo chức với các cơ quan, ban ngành.
- Kết quả đạt được: Về số lượng và chất lượng hội viên: Tăng trưởng hội viên, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội.
- Về hoạt động chuyên môn: Đánh giá hiệu quả của các hoạt động chuyên môn, đóng góp vào việc nâng cao chất lượng giáo dục.
- Về hoạt động xã hội: Đánh giá sự đóng góp của Hội vào cộng đồng.
- Những hạn chế và khó khăn: Xác định những vấn đề còn tồn tại trong quá trình hoạt động của Hội.
- Phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới: Đề xuất các giải pháp để khắc phục những hạn chế, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội trong tương lai.
* Tham khảo Mẫu Báo cáo tổng kết Hội Cựu giáo chức dưới đây:
TẢI VỀ Mẫu Báo cáo tổng kết Hội Cựu giáo chức
* Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Mẫu Báo cáo tổng kết Hội Cựu giáo chức? Báo cáo tổng kết công tác Hội Cựu giáo chức như thế nào? (Hình từ Internet)
Hội Cựu giáo chức Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội Cựu giáo chức Việt Nam được quy định cụ thể như sau:
(1) Nhiệm vụ của Hội Cựu giáo chức Việt Nam: (Điều 4 Điều lệ Hội Cựu giáo chức Việt Nam ban hành kèm Quyết định 61/2004/QĐ-BNV)
- Tập hợp, đoàn kết và đại diện cho tất cả cựu giáo chức cả nước, phát huy tiềm năng trí tuệ của hội viên tham gia các hoạt động giáo dục - đào tạo.
- Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hội viên, tạo điều kiện để các cựu giáo chức tiếp tục giao lưu tình cảm nghề nghiệp, chăm sóc giúp đỡ nhau về tinh thần, vật chất, tương trợ nhau khi gặp khó khăn trong cuộc sống, giữ gìn và phát huy bản chất, truyền thống cách mạng của dân tộc, truyền thống tốt đẹp của giáo giới Việt Nam, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân.
(2) Quyền hạn của Hội Cựu giáo chức Việt Nam: (Điều 5 Điều lệ Hội Cựu giáo chức Việt Nam ban hành kèm Quyết định 61/2004/QĐ-BNV)
- Tham gia đề xuất, kiến nghị với cấp ủy Đảng, Chính quyền các cấp, các trường học, các cơ sở và cơ quan giáo dục - đào tạo về việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục - đào tạo.
- Phối hợp với các trường học, các cơ sở và cơ quan giáo dục - đào tạo, các ban, ngành, đoàn thể nhân dân chăm lo giáo dục thế hệ trẻ và góp phần thực hiện: "Giáo dục cho mọi người", "Cả nước trở thành một xã hội học tập", thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hóa giáo dục.
- Tham gia và phát triển quan hệ quốc tế với các tổ chức cùng nghề nghiệp, vì mục tiêu giáo dục, bảo vệ hòa bình và tiến bộ xã hội.
- Được gây quỹ Hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu hợp pháp theo quy định của pháp luật để tự trang trải kinh phí hoạt động.
- Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
- Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hội viên.
- Thực hiện các dịch vụ phục vụ hội viên và phát triển Hội theo quy định của pháp luật.
Bộ máy quản lý và điều hành của Hội Cựu giáo chức Việt Nam thế nào?
Bộ máy quản lý và điều hành của Hội Cựu giáo chức Việt Nam được quy định tại Điều 12 Điều lệ Hội Cựu giáo chức Việt Nam ban hành kèm Quyết định 61/2004/QĐ-BNV, bao gồm:
- Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu hội viên.
- Ban Chấp hành, Thường vụ Ban Chấp hành.
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội.
- Ban Kiểm tra.
- Tổng thư ký, Phó Tổng thư ký Hội.
- Các đơn vị trực thuộc Hội, Văn phòng Hội, Ban Chuyên môn, cơ quan ngôn luận (báo, tạp chí), Trung tâm dịch vụ thông tin…
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tín hiệu, yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên theo Nghị định 151 như thế nào?
- Nghị luận văn học là gì? Dàn ý nghị luận văn học chọn lọc, hay nhất? Cách làm nghị luận văn học? Đặc điểm môn Văn GDPT là gì?
- Chức năng bí danh trên ứng dụng nhắn tin là gì? Thông tin cá nhân trên mạng cần được bảo vệ theo 05 nguyên tắc nào?
- Quyền và trách nhiệm của đoàn viên công đoàn theo Luật Công đoàn hiện hành? Đối tượng gia nhập Công đoàn Việt Nam?
- Mẫu Sổ tiếp công dân theo Thông tư 04? Tải về Mẫu số 03 Sổ tiếp công dân mới nhất? Mục đích của việc tiếp công dân?