Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?
Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi là gì? Nội dung chính của Báo cáo tổng kết?
Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi là một tài liệu quan trọng, tổng hợp toàn bộ hoạt động của Hội trong một năm.
Tài liệu này không chỉ là một bản báo cáo thông thường mà còn là một công cụ để đánh giá thành tích, xác định những điểm mạnh, điểm yếu, từ đó rút ra kinh nghiệm và đề ra phương hướng hoạt động cho năm tiếp theo.
Nội dung chính của một báo cáo tổng kết thường bao gồm:
- Tổng quan về tình hình Hội: Số lượng hội viên, cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất.
- Các hoạt động đã thực hiện: Hoạt động chăm sóc sức khỏe; Tổ chức khám bệnh, phát thuốc, các lớp tập thể dục...
- Hoạt động văn hóa, văn nghệ: Tổ chức các buổi giao lưu, sinh hoạt văn hóa, câu lạc bộ...
- Hoạt động xã hội: Tham gia các hoạt động từ thiện, giúp đỡ cộng đồng...
- Hoạt động xây dựng tổ chức: Hội nghị, hội thảo, bồi dưỡng cán bộ...
- Kết quả đạt được: Đánh giá cụ thể về từng hoạt động, so sánh với mục tiêu đã đề ra.
- Những khó khăn, hạn chế: Phân tích nguyên nhân, đưa ra giải pháp khắc phục.
- Phương hướng, nhiệm vụ năm tới: Đề ra những mục tiêu mới, những hoạt động trọng tâm.
* Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Lưu ý: Theo quy định tại Điều 2 Luật Người cao tuổi 2009 thì người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.
Và theo khoản 1 Điều 3 Luật Người cao tuổi 2009 thì người cao tuổi có các quyền sau đây:
- Được bảo đảm các nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khoẻ;
- Quyết định sống chung với con, cháu hoặc sống riêng theo ý muốn;
- Được ưu tiên khi sử dụng các dịch vụ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Được tạo điều kiện tham gia hoạt động văn hoá, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch và nghỉ ngơi;
- Được tạo điều kiện làm việc phù hợp với sức khoẻ, nghề nghiệp và các điều kiện khác để phát huy vai trò người cao tuổi;
- Được miễn các khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội, trừ trường hợp tự nguyện đóng góp;
- Được ưu tiên nhận tiền, hiện vật cứu trợ, chăm sóc sức khỏe và chỗ ở nhằm khắc phục khó khăn ban đầu khi gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc rủi ro bất khả kháng khác;
- Được tham gia Hội người cao tuổi Việt Nam theo quy định của Điều lệ Hội;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi là gì? Nội dung chính của Báo cáo tổng kết? (Hình từ Internet)
Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?
Theo quy định tại Điều 25 Luật Người cao tuổi 2009 thì Hội người cao tuổi Việt Nam là tổ chức xã hội, đại diện cho nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi Việt Nam.
Hội người cao tuổi Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc tự nguyện, hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hội.
Hiện nay không có văn bản nào quy định cụ thể về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi. Do đó, Hội có thể tham khảo mẫu dưới đây:
TẢI VỀ Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi mới nhất
Lưu ý: Mẫu Báo cáo trên chỉ mang tính chất tham khảo, tùy vào tình hình hoạt động có thể sửa đổi bổ sung cho phù hợp.
Hội người cao tuổi Việt Nam có nhiệm vụ gì?
Nhiệm vụ của Hội người cao tuổi Việt Nam được quy định tại Điều 27 Luật Người cao tuổi 2009, cụ thể như sau:
(1) Tập hợp, đoàn kết, động viên người cao tuổi tham gia sinh hoạt Hội người cao tuổi, góp phần thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội, giáo dục thế hệ trẻ, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(2) Làm nòng cốt trong phong trào toàn dân chăm sóc, phụng dưỡng, phát huy vai trò người cao tuổi.
(3) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi.
(4) Nghiên cứu nhu cầu, nguyện vọng của người cao tuổi để kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(5) Đại diện cho người cao tuổi Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế, các hoạt động đối ngoại nhân dân vì lợi ích của người cao tuổi và của Tổ quốc.
* Kinh phí hoạt động của Hội người cao tuổi Việt Nam được quy định tại Điều 26 Luật Người cao tuổi 2009 như sau:
(1) Kinh phí hoạt động của Hội người cao tuổi Việt Nam được hình thành từ các nguồn sau đây:
- Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước;
- Hội phí của hội viên;
- Các nguồn thu hợp pháp khác.
(2) Hội người cao tuổi Việt Nam quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Bộ Tài chính có nhiệm vụ hướng dẫn việc bố trí ngân sách thực hiện chính sách chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi và hỗ trợ kinh phí hoạt động của Hội người cao tuổi Việt Nam theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. (theo quy định tại khoản 4 Điều 29 Luật Người cao tuổi 2009)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể bị xử lý bằng biện pháp nào? Ai có thẩm quyền xử lý vi phạm?
- Mẫu bản luận cứ bảo vệ bị hại trong vụ án hình sự mới nhất? Người tập sự hành nghề luật sư có được bảo vệ bị hại trong vụ án hình sự?
- Đảng viên là ai? Tổng hợp mẫu nghị quyết đề nghị kết nạp đảng viên mới nhất hiện nay? Tải mẫu ở đâu?
- Bên giao thầu EPC có quyền không nghiệm thu những thiết bị công nghệ không đúng với thỏa thuận không?
- Phân loại đơn vị hành chính là gì? Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại nào?