Mẫu Báo cáo tình hình xuất khẩu, nhập khẩu vnd tiền mặt và lak tiền mặt mới nhất hiện nay là mẫu nào?
- Mẫu Báo cáo tình hình xuất khẩu, nhập khẩu vnd tiền mặt và lak tiền mặt mới nhất hiện nay là mẫu nào?
- Việc thanh toán, chuyển tiền trong hoạt động mua bán hàng hóa giữa Việt Nam - Lào được thực hiện theo phương thức nào?
- Ngân hàng thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu VND tiền mặt và LAK tiền mặt từ Việt Nam sang Lào để làm gì?
Mẫu Báo cáo tình hình xuất khẩu, nhập khẩu vnd tiền mặt và lak tiền mặt mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Mẫu Báo cáo tình hình xuất khẩu, nhập khẩu vnd tiền mặt và lak tiền mặt mới nhất hiện nay là mẫu quy định tại Phụ lục banh hành kèm Thông tư 04/2024/TT-NHNN có dạng như sau:
TẢI VỀ: Mẫu Báo cáo tình hình xuất khẩu, nhập khẩu vnd tiền mặt và lak tiền mặt mới nhất hiện nay
Mẫu Báo cáo tình hình xuất khẩu, nhập khẩu vnd tiền mặt và lak tiền mặt mới nhất hiện nay là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Việc thanh toán, chuyển tiền trong hoạt động mua bán hàng hóa giữa Việt Nam - Lào được thực hiện theo phương thức nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 04/2024/TT-NHNN có quy định như sau:
Đồng tiền và phương thức thanh toán, chuyển tiền trong hoạt động mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ giữa Việt Nam - Lào
1. Đồng tiền thanh toán, chuyển tiền trong hoạt động mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ giữa Việt Nam - Lào là VND, LAK hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi.
2. Phương thức thanh toán, chuyển tiền trong hoạt động mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ giữa Việt Nam - Lào bao gồm:
a) Thanh toán, chuyển tiền thông qua ngân hàng được phép;
b) Thanh toán bù trừ (thanh toán phần chênh lệch trong giao dịch bù trừ hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu trong hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Lào thông qua ngân hàng được phép).
Như vậy, theo quy định nêu trên, việc thanh toán, chuyển tiền trong hoạt động mua bán hàng hóa giữa Việt Nam - Lào có thể được thực hiện theo các phương thức sau:
(1) Thanh toán, chuyển tiền thông qua ngân hàng được phép;
(2) Thanh toán bù trừ (thanh toán phần chênh lệch trong giao dịch bù trừ hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu trong hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Lào thông qua ngân hàng được phép).
Ngân hàng thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu VND tiền mặt và LAK tiền mặt từ Việt Nam sang Lào để làm gì?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 04/2024/TT-NHNN quy định về xuất khẩu, nhập khẩu VND tiền mặt và LAK tiền mặt như sau:
- Ngân hàng được phép được thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu VND tiền mặt và LAK tiền mặt từ Việt Nam sang Lào và ngược lại để điều hòa lượng tiền mặt phục vụ hoạt động thanh toán, chuyển tiền song phương Việt Nam - Lào của ngân hàng được phép theo các quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
- Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu VND tiền mặt và LAK tiền mặt của ngân hàng được phép được thực hiện qua cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính tại khu vực biên giới Việt Nam - Lào, khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam - Lào và cửa khẩu quốc tế đường hàng không.
- Các ngân hàng được phép thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu VND tiền mặt và LAK tiền mặt có trách nhiệm:
+ Khai báo Hải quan cửa khẩu theo quy định của pháp luật;
+ Quản lý, giám sát, bảo đảm an toàn trong việc giao nhận, bảo quản và vận chuyển VND tiền mặt và LAK tiền mặt; tự chịu rủi ro liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu VND tiền mặt và LAK tiền mặt; sử dụng số VND tiền mặt và LAK tiền mặt nhập khẩu đúng mục đích theo quy định pháp luật về quản lý ngoại hối;
+ Chấp hành đúng các quy định tại Thông tư này, các quy định pháp luật về quản lý ngoại hối, các quy định về phòng, chống rửa tiền và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Theo đó, Ngân hàng thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu VND tiền mặt và LAK tiền mặt từ Việt Nam sang Lào và ngược lại để điều hòa lượng tiền mặt phục vụ hoạt động thanh toán, chuyển tiền song phương Việt Nam - Lào của ngân hàng được phép
Bên cạnh đó, theo Điều 8 Thông tư 04/2024/TT-NHNN quy định chế độ báo cáo như sau:
Chế độ báo cáo
1. Định kỳ hàng quý, chậm nhất trước ngày 20 của tháng đầu quý sau quý báo cáo, ngân hàng được phép thực hiện báo cáo tình hình xuất khẩu, nhập khẩu VND tiền mặt và LAK tiền mặt theo quy định tại Điều 7 Thông tư này (theo mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này). Thời gian chốt số liệu báo cáo được tính từ ngày 15 của tháng trước kỳ báo cáo đến ngày 14 của tháng cuối quý thuộc kỳ báo cáo. Báo cáo được gửi theo phương thức điện tử về địa chỉ hộp thư điện tử baocaongoaite@sbv.gov.vn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi ngân hàng được phép thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu VND tiền mặt, LAK tiền mặt.
2. Ngân hàng được phép báo cáo doanh số thanh toán xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ với Lào theo quy định về chế độ báo cáo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Theo đó, việc báo báo tình hình xuất nhật khẩu VND tiền mặt và LAK tiền mặt thực hiện định kỳ hàng quý, chậm nhất trước ngày 20 của tháng đầu quý sau quý báo cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?