Mẫu báo cáo tình hình văn phòng đại diện ở trong nước của ngân hàng thương mại mới nhất theo Thông tư 32?

Mẫu báo cáo tình hình văn phòng đại diện ở trong nước của ngân hàng thương mại mới nhất theo Thông tư 32? Tần suất thực hiện báo cáo tình hình văn phòng đại diện ở trong nước của ngân hàng thương mại thế nào? Để được thành lập văn phòng đại diện ở trong nước thì ngân hàng thương mại phải đáp ứng điều kiện gì?

Mẫu báo cáo tình hình văn phòng đại diện ở trong nước của ngân hàng thương mại mới nhất theo Thông tư 32?

Mẫu báo cáo tình hình văn phòng đại diện ở trong nước của ngân hàng thương mại mới nhất được quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư 32/2024/TT-NHNN, mẫu có dạng như sau:

Mẫu báo cáo tình hình văn phòng đại diện ở trong nước của ngân hàng thương mại mới nhất theo Thông tư 32?

TẢI VỀ: Báo cáo tình hình văn phòng đại diện ở trong nước của ngân hàng thương mại.

Tần suất thực hiện báo cáo tình hình văn phòng đại diện ở trong nước của ngân hàng thương mại thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Thông tư 32/2024/TT-NHNN về trách nhiệm của ngân hàng thương mại như sau:

Trách nhiệm của ngân hàng thương mại
1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, đầy đủ và trung thực của thông tin cung cấp tại hồ sơ.
2. Có kế hoạch phát triển chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước; chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng con ở nước ngoài trình cấp có thẩm quyền của ngân hàng thông qua hằng năm.
3. Định kỳ 6 tháng, hằng năm lập báo cáo theo Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo được lập thành báo cáo điện tử gửi qua hệ thống báo cáo Ngân hàng Nhà nước.
4. Thực hiện việc công bố thông tin theo quy định tại Thông tư này.
5. Chịu trách nhiệm về tổ chức và hoạt động của chi nhánh, phòng giao dịch; báo cáo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi đặt trụ sở chi nhánh, phòng giao dịch việc xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến tổ chức, hoạt động chi nhánh, phòng giao dịch trên địa bàn.
6. Quản lý, giám sát thường xuyên hoạt động của chi nhánh, phòng giao dịch.
7. Thực hiện các nội dung khác quy định tại Thông tư này.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì ngân hàng thương mại có trách nhiệm báo cáo định kỳ 06 tháng, hằng năm về tình hình của văn phòng đại diện ở trong nước.

Báo cáo được lập thành báo cáo điện tử và gửi qua hệ thống báo cáo Ngân hàng Nhà nước.

Mẫu báo cáo tình hình văn phòng đại diện ở trong nước của ngân hàng thương mại mới nhất theo Thông tư 32?

Mẫu báo cáo tình hình văn phòng đại diện ở trong nước của ngân hàng thương mại mới nhất theo Thông tư 32? (Hình từ Internet)

Để được thành lập văn phòng đại diện ở trong nước thì ngân hàng thương mại phải đáp ứng điều kiện gì?

Điều kiện thành lập văn phòng đại diện ở trong nước của ngân hàng thương mại được quy định tại Điều 10 Thông tư 32/2024/TT-NHNN, cụ thể như sau:

Điều kiện thành lập văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước và văn phòng đại diện ở nước ngoài
Để được thành lập văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước và văn phòng đại diện ở nước ngoài, ngân hàng thương mại phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
1. Có thời gian hoạt động tối thiểu là 12 tháng tính từ ngày khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị.
2. Các điều kiện quy định tại các điểm e, g khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
3. Trường hợp thành lập văn phòng đại diện, ngoài việc đáp ứng điều kiện quy định tại các khoản 1, 2 Điều này, ngân hàng thương mại phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm h, i khoản 1 Điều 6 Thông tư này.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì để được thành lập văn phòng đại diện ở trong nước, ngân hàng thương mại phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

- Có thời gian hoạt động tối thiểu là 12 tháng tính từ ngày khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị.

- Tại thời điểm đề nghị, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát có số lượng và cơ cấu theo đúng quy định của pháp luật, không bị khuyết Tổng giám đốc;

- Tại thời điểm đề nghị, ngân hàng thương mại có bộ phận kiểm toán nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ bảo đảm tuân thủ Điều 57 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, Điều 58 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 và các quy định có liên quan của pháp luật;

- Không bị xử phạt vi phạm hành chính về tổ chức, quản trị, điều hành (trừ vi phạm quy định về quy định nội bộ); cấp tín dụng; tỷ lệ bảo đảm an toàn; phân loại tài sản có, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng trong thời hạn 12 tháng trở về trước tính từ thời điểm đề nghị;

- Không thuộc đối tượng phải thực hiện biện pháp không được mở rộng mạng lưới.

Lưu ý: Theo Điều 4 Thông tư 32/2024/TT-NHNN quy định thẩm quyền chấp thuận thành lập văn phòng đại diện ở trong nước của ngân hàng thương mại như sau:

(1) Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng xem xét chấp thuận việc ngân hàng thương mại thành lập văn phòng đại diện ở trong nước.

(2) Trong một số trường hợp cụ thể, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét quyết định chấp thuận thành lập văn phòng đại diện ở trong nước của ngân hàng thương mại trên cơ sở trình tự, thủ tục theo quy định tại Thông tư 32/2024/TT-NHNN và phù hợp với điều kiện thực tế nhằm:

- Phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, chính trị, an ninh, quốc phòng, ngoại giao và điều hành chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ;

- Hỗ trợ ngân hàng thương mại tham gia xử lý quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt.

Ngân hàng thương mại Tải về trọn bộ các văn bản về Ngân hàng thương mại hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ngân hàng thương mại được lựa chọn làm ngân hàng thanh toán phải có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thế nào?
Pháp luật
Ai quyết định phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc của ngân hàng thương mại theo quy định?
Pháp luật
Ngân hàng quân đội là gì? Ban kiểm soát của ngân hàng thương mại có tối thiểu bao nhiêu thành viên?
Pháp luật
Ngân hàng thương mại có bắt buộc phát hành thư bảo lãnh cho bên mua nhà ở hình thành trong tương lai không?
Pháp luật
Chi nhánh trong nước của ngân hàng thương mại bị bắt buộc chấm dứt hoạt động khi có chênh lệch thu chi thế nào?
Pháp luật
Ngân hàng thương mại được mua cổ phần của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào? Giới hạn mua cổ phần là bao nhiêu?
Pháp luật
Ban kiểm soát của ngân hàng thương mại có bao nhiêu thành viên? Ban kiểm soát của ngân hàng thương mại chịu trách nhiệm trước ai?
Pháp luật
Phòng giao dịch là gì? Số lượng phòng giao dịch của ngân hàng thương mại tại khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh là bao nhiêu?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị chấp thuận thay đổi chi nhánh quản lý phòng giao dịch của ngân hàng thương mại gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Phòng giao dịch của ngân hàng thương mại bị xem xét chấm dứt hoạt động trong trường hợp nào theo quy định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngân hàng thương mại
147 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngân hàng thương mại

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngân hàng thương mại

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào