Mẫu Báo cáo tình hình thực hiện vay, trả nợ nước ngoài trung, dài hạn không được Chính phủ bảo lãnh của bên đi vay là mẫu nào?
- Mẫu Báo cáo tình hình thực hiện vay, trả nợ nước ngoài trung, dài hạn không được Chính phủ bảo lãnh của bên đi vay là mẫu nào?
- Hướng dẫn lập báo cáo tình hình thực hiện vay, trả nợ nước ngoài trung, dài hạn không được Chính phủ bảo lãnh được quy định như thế nào?
- Khi nào thì bên đi vay lập báo cáo tình hình thực hiện vay, trả nợ nước ngoài trung, dài hạn không được Chính phủ bảo lãnh bằng văn bản?
Mẫu Báo cáo tình hình thực hiện vay, trả nợ nước ngoài trung, dài hạn không được Chính phủ bảo lãnh của bên đi vay là mẫu nào?
Mẫu Báo cáo tình hình thực hiện vay, trả nợ nước ngoài trung, dài hạn không được Chính phủ bảo lãnh của bên đi vay được quy định tại Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-NHNN.
Tải về Mẫu Báo cáo tình hình thực hiện vay, trả nợ nước ngoài trung, dài hạn không được Chính phủ bảo lãnh.
Mẫu Báo cáo tình hình thực hiện vay, trả nợ nước ngoài trung, dài hạn không được Chính phủ bảo lãnh của bên đi vay là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn lập báo cáo tình hình thực hiện vay, trả nợ nước ngoài trung, dài hạn không được Chính phủ bảo lãnh được quy định như thế nào?
Hướng dẫn lập báo cáo tình hình thực hiện vay, trả nợ nước ngoài trung, dài hạn không được Chính phủ bảo lãnh được quy định tại Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-NHNN cụ thể như sau:
- Đối tượng áp dụng: Người cư trú là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam thực hiện báo cáo chi tiết tình hình thực hiện các khoản vay nước ngoài trung, dài hạn không được Chính phủ bảo lãnh còn dư nợ trong kỳ báo cáo.
- Thời hạn gửi báo cáo: Chậm nhất vào ngày 05 của tháng tiếp theo ngay sau tháng báo cáo.
- Hình thức báo cáo: Báo cáo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Bên đi vay đặt trụ sở chính.
- Đơn vị nhận báo cáo: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Bên đi vay đặt trụ sở chính
- Hướng dẫn lập báo cáo:
+ Bên đi vay gửi báo cáo điền Mã loại hình bên đi vay theo phân tổ loại hình như sau:
| Loại hình Bên đi vay | Mã loại hình |
| Nhóm doanh nghiệp (không bao gồm các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) |
|
1 | Doanh nghiệp Nhà nước theo định nghĩa tại Luật Doanh nghiệp 2015 | SOE |
2 | Doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu từ 50% đến dưới 100% vốn điều lệ | S50 |
3 | Doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài từ 51 % đến 100% vốn điều lệ | F51 |
4 | Doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài từ 10% đến 51% | F10 |
5 | Doanh nghiệp khác | KHA |
| Nhóm ngân hàng |
|
6 | Ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài | FOB |
7 | Ngân hàng thương mại cổ phần khác | BAK |
+ Cột 3 “Hình thức vay”: Ghi theo Mã hình thức vay như sau:
STT | Hình thức vay | Mã loại hình |
1 | Vay bằng tiền (bao gồm khoản vay trực tiếp bằng tiền hoặc thông qua hợp đồng ủy thác cho vay với người không cư trú) | T |
2 | Vay thông qua hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm | H |
3 | Vay thông qua phát hành công cụ nợ | B |
4 | Vay thông qua hình thức thuê tài chính | L |
+ Cột 4 “Bảo lãnh”: Ghi tắt đối tượng bảo lãnh cho khoản vay theo ký hiệu sau: Bảo lãnh bởi người cư trú (R); Bảo lãnh bởi người không cư trú (NR); Khoản vay không có bảo lãnh (N).
+ Cột 5 “Loại hình bên cho vay”: ghi theo các Mã loại hình bên cho vay như sau: (i) bên cho vay là công ty mẹ, công ty thành viên thuộc công ty mẹ (IN); (ii) bên cho vay là: Tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính quốc tế (CI); (iii) bên cho vay là: Các đối tượng khác không thuộc 2 đối tượng nêu trên (Đối với khoản vay hợp vốn, ghi theo Bên cho vay chiếm đa số) (KH).
+ Cột 11 “Thay đổi” điều chỉnh giá trị dư nợ trong kỳ nhưng không làm phát sinh dòng tiền do: (i) biến động tỷ giá khi quy đổi từ đồng tiền vay sang USD giữa các kỳ báo cáo; (ii) điều chỉnh do báo cáo sai ở (các) kỳ trước; (iii) khoản vay ngắn hạn chuyển trung dài hạn; (iv) chuyển vốn vay thành vốn góp; (v) xóa nợ;...
Cột 11 nhận giá trị (+) nếu phát sinh tăng, giá trị (-) nếu phát sinh giảm, bên đi vay báo cáo rõ nội dung phát sinh thay đổi.
+ Cột 12 = Cột 6 + Cột 8 - Cột 9 + Cột 11
+ Công thức kiểm tra: Cột 6 của Kỳ báo cáo = Cột 12 của Kỳ báo cáo liền trước
Khi nào thì bên đi vay lập báo cáo tình hình thực hiện vay, trả nợ nước ngoài trung, dài hạn không được Chính phủ bảo lãnh bằng văn bản?
Căn cứ tại Điều 41 Thông tư 12/2022/TT-NHNN về chế độ báo cáo đối với bên đi vay như sau:
Chế độ báo cáo đối với bên đi vay
1. Định kỳ hàng tháng, chậm nhất vào ngày 05 của tháng tiếp theo kỳ báo cáo, bên đi vay phải báo cáo trực tuyến tình hình thực hiện các khoản vay ngắn, trung và dài hạn tại Trang điện tử. Trường hợp Trang điện tử gặp lỗi kỹ thuật không thể gửi được báo cáo, bên đi vay gửi báo cáo bằng văn bản theo mẫu tại Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, khi trang điện tử gặp lỗi kỹ thuật không thể gửi được báo cáo thì bên đi vay báo cáo tình hình thực hiện vay, trả nợ nước ngoài trung, dài hạn không được Chính phủ bảo lãnh bằng văn bản.
Ngoài ra, khoản vay nước ngoài là cụm từ dùng chung để chi khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh (sau đây gọi là khoản vay tự vay, tự trả) và khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh dưới mọi hình thức vay nước ngoài thông qua hợp đồng vay, hợp đồng nhập khẩu hàng hóa trả chậm, hợp đồng ủy thác cho vay, hợp đồng cho thuê tài chính hoặc phát hành công cụ nợ trên thị trường quốc tế của bên đi vay.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?