Mẫu Báo cáo thanh quyết toán hóa đơn bán tài sản công theo quy định là mẫu nào? Khi nào phải báo cáo thanh quyết toán hóa đơn?
Mẫu Báo cáo thanh quyết toán hóa đơn bán tài sản công theo quy định là mẫu nào?
Mẫu Báo cáo thanh quyết toán hóa đơn bán tài sản công theo quy định là Mẫu 15/TSC-HĐ tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 151/2017/NĐ-CP, mẫu có dạng như sau:
>> Xem chi tiết hơn mẫu Báo cáo thanh quyết toán hóa đơn bán tài sản công tại đây. TẢI VỀ
Khi nào thì cơ quan sử dụng hóa đơn bán tài sản công phải báo cáo thanh quyết toán hóa đơn?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 99 Nghị định 151/2017/NĐ-CP như sau:
Quản lý hóa đơn
...
3. Cơ quan sử dụng hóa đơn có trách nhiệm:
a) Quản lý, sử dụng hóa đơn theo đúng quy định; nghiêm cấm việc mua, bán, cho, lập khống hóa đơn hoặc sử dụng hóa đơn sai mục đích;
b) Mở sổ theo dõi, bảo quản, lưu giữ đối với hóa đơn theo quy định của pháp luật;
c) Hàng năm, thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng hóa đơn với cơ quan tài chính nơi bán hóa đơn theo Mẫu số 10/TSC-HĐ ban hành kèm theo Nghị định này. Thời hạn nộp báo cáo trước ngày 15 tháng 02 năm sau;
d) Báo cáo thanh, quyết toán hóa đơn khi sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chuyển đổi hình thức sở hữu, ngừng hoạt động và nộp lại toàn bộ số hóa đơn chưa sử dụng cho cơ quan tài chính nơi bán hóa đơn trong thời hạn chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ khi có quyết định sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chuyển đổi hình thức sở hữu, ngừng hoạt động theo Mẫu số 15/TSC-HĐ ban hành kèm theo Nghị định này;
đ) Trường hợp bị mất hóa đơn thì phải báo cáo ngay bằng văn bản với cơ quan tài chính nơi bán hóa đơn theo Mẫu số 16/TSC-HĐ ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp hóa đơn đã thông báo mất nhưng sau đó tìm thấy được, cơ quan sử dụng hóa đơn phải thực hiện nộp lại cho cơ quan tài chính nơi bán hóa đơn.
...
Như vậy, cơ quan sử dụng hóa đơn bán tài sản công phải báo cáo thanh quyết toán hóa đơn khi sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chuyển đổi hình thức sở hữu, ngừng hoạt động.
Cơ quan sử dụng hóa đơn bán tài sản công phải nộp lại toàn bộ số hóa đơn bán tài sản công chưa sử dụng cho cơ quan tài chính nơi bán hóa đơn trong thời hạn chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ khi có quyết định sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chuyển đổi hình thức sở hữu, ngừng hoạt động.
Trường hợp bị mất hóa đơn thì phải báo cáo ngay bằng văn bản với cơ quan tài chính nơi bán hóa đơn. Trường hợp hóa đơn đã thông báo mất nhưng sau đó tìm thấy được, cơ quan sử dụng hóa đơn phải thực hiện nộp lại cho cơ quan tài chính nơi bán hóa đơn.
Mẫu Báo cáo thanh quyết toán hóa đơn bán tài sản công theo quy định là mẫu nào? Khi nào phải báo cáo thanh quyết toán hóa đơn? (Hình từ Internet)
Thủ tục mua quyển hóa đơn bán tài sản công được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 97 Nghị định 151/2017/NĐ-CP thì thủ tục mua quyển hóa đơn bán tài sản công được thực hiện như sau:
(1) Thủ tục mua lần đầu:
Khi đi mua hóa đơn lần đầu, người được cơ quan cử đi mua hóa đơn phải xuất trình các giấy tờ sau:
- Giấy giới thiệu kèm theo công văn đề nghị mua hóa đơn do người đứng đầu cơ quan ký, đóng dấu: 01 bản chính;
- Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu (còn thời hạn sử dụng theo quy định của pháp luật) của người trực tiếp mua hóa đơn. Trường hợp cơ quan tài chính truy xuất được dữ liệu về người được cử đến mua hóa đơn từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì không phải xuất trình các giấy tờ này.
Sau khi nhận được hồ sơ mua hóa đơn của đơn vị, cơ quan tài chính phải kiểm tra, nếu đúng đối tượng quy định tại điểm a khoản 4 Điều 96 Nghị định 151/2017/NĐ-CP thì bán hóa đơn cho đơn vị trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
(2) Thủ tục mua các lần tiếp theo:
Khi đi mua hóa đơn các lần tiếp theo, người được cơ quan cử đi mua hóa đơn phải xuất trình các giấy tờ sau:
- Giấy giới thiệu kèm theo công văn đề nghị được mua hóa đơn do người đứng đầu cơ quan ký, đóng dấu: 01 bản chính;
- Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu (còn thời hạn sử dụng theo quy định của pháp luật) của người trực tiếp mua hóa đơn. Trường hợp cơ quan tài chính truy xuất được dữ liệu về người được cơ quan cử đến mua hóa đơn từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì không phải xuất trình các giấy tờ này.
Căn cứ vào tình hình sử dụng hóa đơn lần trước, cơ quan tài chính xem xét, quyết định số lượng quyển hóa đơn bán cho cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức xử lý tài sản công.
Lưu ý: Cơ quan tài chính được phép từ chối bán hóa đơn trong các trường hợp sau đây:
- Không đúng đối tượng được giao xử lý tài sản công;
- Không bảo đảm đủ thủ tục mua hóa đơn;
- Không thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng hóa đơn theo quy định tại Điều 99 Nghị định 151/2017/NĐ-CP (đối với đơn vị mua quyển hóa đơn từ lần thứ hai trở đi).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phụ cấp trách nhiệm là gì? Mức phụ cấp trách nhiệm công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức?
- Chi phí bảo trì công trình xây dựng có bao gồm toàn bộ các nội dung chi phí trong thực hiện bảo trì công trình xây dựng không?
- Tổng cục Thuế giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện các công việc gì theo quy định của pháp luật?
- Đảng viên ngoại tình có bị khai trừ ra khỏi Đảng không? Đảng viên ly hôn có vi phạm pháp luật không?
- Giáo dục đại học là gì? Giáo dục đại học đào tạo trình độ nào theo quy định pháp luật về giáo dục?