Mẫu báo cáo nguồn thực hiện cải cách tiền lương tiết kiệm do thay đổi mức tự chủ tài chính theo Nghị quyết 19?

Mẫu báo cáo nguồn thực hiện cải cách tiền lương tiết kiệm do thay đổi mức tự chủ tài chính theo Nghị quyết 19 của ban chấp hành trung ương? Nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương lần thứ 5 được đảm bảo từ những nguồn nào? Đối tượng nào được hưởng lương, phụ cấp áp dụng theo mức lương cơ sở cách tiền lương lần thứ 5?

Mẫu báo cáo nguồn thực hiện cải cách tiền lương tiết kiệm do thay đổi mức tự chủ tài chính theo Nghị quyết 19 của ban chấp hành trung ương?

Mẫu báo cáo nguồn thực hiện cải cách tiền lương tiết kiệm do thay đổi mức tự chủ tài chính trong năm 2024 theo Nghị quyết 19-NQ/TW năm 2017 là Biểu số 2e ban hành kèm theo Thông tư 62/2024/TT-BTC.

Tải về Mẫu báo cáo nguồn thực hiện cải cách tiền lương tiết kiệm do thay đổi mức tự chủ tài chính theo Nghị quyết 19

Mẫu báo cáo nguồn thực hiện cải cách tiền lương tiết kiệm do thay đổi mức tự chủ tài chính theo Nghị quyết 19?

Mẫu báo cáo nguồn thực hiện cải cách tiền lương tiết kiệm do thay đổi mức tự chủ tài chính theo Nghị quyết 19? (Hình từ Internet)

Nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương lần thứ 5 được đảm bảo từ những nguồn nào?

Cải cách chính sách tiền lương được quy định tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cụ thể như sau:

I- TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN
1. Chính sách tiền lương là một bộ phận đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế - xã hội, liên quan trực tiếp đến các cân đối lớn của nền kinh tế, thị trường lao động và đời sống người hưởng lương, góp phần xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Nước ta đã trải qua 4 lần cải cách chính sách tiền lương vào các năm 1960, năm 1985, năm 1993 và năm 2003. Kết luận Hội nghị Trung ương 8 khoá IX về Đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công giai đoạn 2003 - 2007 đã từng bước được bổ sung, hoàn thiện theo chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đại hội Đảng các khoá X, XI, XII, Kết luận Hội nghị Trung ương 6 khoá X, đặc biệt là các Kết luận số 23-KL/TW, ngày 29/5/2012 của Hội nghị Trung ương 5 và Kết luận số 63-KL/TW, ngày 27/5/2013 của Hội nghị Trung ương 7 khoá XI. Nhờ đó, tiền lương trong khu vực công của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang đã từng bước được cải thiện, nhất là ở những vùng, lĩnh vực đặc biệt khó khăn, góp phần nâng cao đời sống người lao động. Trong khu vực doanh nghiệp, chính sách tiền lương từng bước được hoàn thiện theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
...

Theo đó, nước ta đã trải qua 4 lần cải cách chính sách tiền lương vào các năm 1960, năm 1985, năm 1993 và năm 2003.

Và tính đến 2024 là lần cải cách chính sách tiền lương thứ 5. Việc cải cách chính sách tiền lương lần thứ 5 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2024 được quy định tại Điều 3 Nghị quyết 104/2023/QH15 như sau:

Về thực hiện chính sách tiền lương
1. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII (Nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương bảo đảm từ nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và một phần bố trí trong dự toán chi cân đối ngân sách nhà nước); điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.
....

Theo đó, kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.

Trong đó, nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương bảo đảm từ nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và một phần bố trí trong dự toán chi cân đối ngân sách nhà nước.

Đối tượng nào được hưởng lương, phụ cấp áp dụng mức lương cơ sở mới sau khi thực hiện cải cách tiền lương lần thứ 5?

Đối tượng được hưởng lương, phụ cấp áp dụng mức lương cơ sở mới sau khi thực hiện cải cách tiền lương lần thứ 5 được quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 73/2024/NĐ-CP như sau:

(1) Cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019;

(2) Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019;

(3) Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật Viên chức 2010 được sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019;

(4) Người làm các công việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định 111/2022/NĐ-CP thuộc trường hợp được áp dụng hoặc có thỏa thuận trong hợp đồng lao động áp dụng xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

(5) Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế tại các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động theo quy định tại Nghị định 45/2010/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 33/2012/NĐ-CP;

(6) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;

(7) Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân;

(8) Người làm việc trong tổ chức cơ yếu;

(9) Hạ sĩ quan và binh sĩ thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; hạ sĩ quan và chiến sĩ nghĩa vụ thuộc Công an nhân dân;

(10) Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.

Cải cách tiền lương TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hướng dẫn về cải cách tiền lương của đơn vị sự nghiệp
Pháp luật
Chuyển 110.619 tỷ cải cách tiền lương để thực hiện mức lương cơ sở; chưa tăng lương, lương hưu trong năm 2025
Pháp luật
3 khoản thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức khi cải cách tiền lương từ sau 2026 theo Nghị quyết 27 là gì?
Pháp luật
Có cải cách tiền lương năm 2025 xây dựng 5 bảng lương mới và 9 khoản phụ cấp với CBCCVC và LLVT không?
Pháp luật
Năm 2025 tiếp tục tăng lương cơ sở 30% hay bỏ lương cơ sở xây dựng 5 bảng lương mới đối với CBCCVC và LLVT?
Pháp luật
2 mốc thời gian về tiền lương cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang cần biết và nắm rõ?
Pháp luật
Thông báo 414/2024 VPCP về cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và LLVT trong thời gian tới thế nào?
Pháp luật
Đợt tăng lương tiếp theo cho toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang sẽ diễn ra vào thời điểm nào?
Pháp luật
Công văn 6605 hướng dẫn về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu của Bộ Tài nguyên và Môi trường như thế nào?
Pháp luật
5 bảng lương theo vị trí việc làm 2024 khi cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức?
Pháp luật
Tổng hợp 02 mẫu báo cáo nguồn thực hiện cải cách tiền lương thực hiện tiết kiệm theo Nghị định 62?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cải cách tiền lương
318 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cải cách tiền lương

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cải cách tiền lương

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào