Mẫu báo cáo kiểm kê các loại tiền hạch toán ngoại bảng mới nhất? Những đơn vị nào phải lập báo cáo kiểm kê?
Mẫu báo cáo kiểm kê các loại tiền hạch toán ngoại bảng mới nhất?
Báo cáo kiểm kê các loại tiền hạch toán ngoại bảng được thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 25/2022/TT-NHNN.
TẢI VỀ Mẫu báo cáo kiểm kê các loại tiền hạch toán ngoại bảng.
Mẫu báo cáo kiểm kê các loại tiền hạch toán ngoại bảng mới nhất là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Những đơn vị nào phải lập báo cáo kiểm kê các loại tiền hạch toán ngoại bảng?
Theo hướng dẫn của mẫu báo cáo kiểm kê các loại tiền hạch toán ngoại bảng được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 25/2022/TT-NHNN thì các đơn vị có trách nhiệm lập báo cáo bao gồm:
- Sở Giao dịch;
- Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh;
- Các Kho tiền Trung ương;
- Vụ Tài chính - Kế toán.
Thời hạn lập và gửi báo cáo kiểm kê các loại tiền hạch toán ngoại bảng:
- Đối với Sở Giao dịch, gân hàng Nhà nước Chi nhánh:
+ Hàng tháng, chậm nhất ngày 5 tháng kế tiếp, đơn vị lập báo cáo để lưu tại đơn vị.
+ Riêng báo cáo tháng 12: Chậm nhất ngày 10/1 của năm kế tiếp, đơn vị lập báo cáo để lưu tại đơn vị.
- Đối với Cục Phát hành và Kho quỹ (các Kho tiền Trung ương):
+ Hàng tháng, chậm nhất ngày 5 tháng kế tiếp, đơn vị lập báo cáo và gửi bằng văn bản về Vụ Tài chính - Kế toán.
+ Riêng báo cáo tháng 12: Chậm nhất ngày 10/1 của năm kế tiếp, đơn vị lập báo cáo và gửi bằng văn bản về Vụ Tài chính - Kế toán.
- Đối với Vụ Tài chính - Kế toán:
+ Hàng tháng, chậm nhất ngày 5 tháng kế tiếp, Vụ Tài chính - Kế toán lập báo cáo (bỏ chức danh Thủ kho) và lưu tại đơn vị.
+ Riêng báo cáo tháng 12: Chậm nhất ngày 10/1 của năm kế tiếp, Vụ Tài chính - Kế toán lập báo cáo (bỏ chức danh Thủ kho) và lưu tại đơn vị.
Lưu ý: Báo cáo kiểm kê các loại tiền hạch toán ngoại bảng được lập cho từng loại tiền sau đây:
+ Tiền chưa công bố lưu hành;
+ Tiền đã công bố lưu hành nhưng chưa được phép phát hành vào lưu thông;
+ Tiền không có giá trị lưu hành:
+ Tiền mẫu chưa công bố lưu hành;
+ Tiền mẫu đã công bố lưu hành;
+ Tiền lưu niệm;
+ Tiền nghi giả;
+ Tiền giả;
+ Tiền nghi bị phá hoại chờ xử lý;
+ Tiền bị phá hoại không xác định được mệnh giá.
Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng nhà nước bao gồm những tài khoản nào?
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 25/2022/TT-NHNN thì Kế toán các nghiệp vụ giao nhận, điều chuyển, phát hành, thu hồi và tiêu hủy tiền mặt được sử dụng các tài khoản trong Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng nhà nước hiện hành.
Căn cứ yêu cầu quản lý nghiệp vụ, Ngân hàng nhà nướchướng dẫn việc mở các tài khoản chi tiết. Kế toán sử dụng các tài khoản sau đây:
(1) TK 101001 - Quỹ dự trữ phát hành
- TK 10100101 - Tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông
- TK 10100102 - Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông
- TK 10100103 - Tiền đình chỉ lưu hành
- TK 10100104 - Tiền bị phá hoại thuộc Quỹ dự trữ phát hành
- TK 10100105 - Quỹ dự trữ phát hành đang vận chuyển
(2) TK 101002 - Quỹ nghiệp vụ phát hành
- TK 10100201 - Tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông
- TK 10100202 - Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông
- TK 10100203 - Tiền đình chỉ lưu hành
- TK 10100204 - Tiền bị phá hoại thuộc Quỹ nghiệp vụ phát hành
- TK 10100205 - Quỹ nghiệp vụ phát hành đang vận chuyển
(3) TK 102001 - Tiền mặt bằng đồng Việt Nam
(4) TK 315004 - Tham ô, thiếu mất tiền, tài sản chờ xử lý
(5) TK 315999 - Các khoản phải thu nội bộ khác
(6) TK 414001 - Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông đã xử lý và chờ thanh toán cho khách hàng
(7) TK 415001 - Thừa quỹ, tài sản thừa chờ xử lý
(8) TK 401001 - Tiền giấy phát hành
- TK 40100101 - Tiền cotton phát hành
- TK 40100102 - Tiền polymer phát hành
(9) TK 401002 - Tiền kim loại phát hành
(10) TK 799999 - Thu khác
(11) TK 708002 - Thu về dịch vụ ngân quỹ
(12) TK 001001 - Tiền chưa công bố lưu hành
(13) TK 001002 - Tiền đã công bố lưu hành
(14) TK 001003 - Tiền đang vận chuyển
- TK 00100301 - Tiền chưa công bố lưu hành đang vận chuyển
- TK 00100302 - Tiền đã công bố lưu hành đang vận chuyển
(15) TK 001004 - Tiền không có giá trị lưu hành
- TK 00100401- Tiền mẫu
- TK 00100402- Tiền lưu niệm
- TK 00100403- Tiền nghi giả, tiền nghi bị phá hoại chờ xử lý
- TK 00100404- Tiền giả
- TK 00100405- Tiền bị phá hoại không xác định được mệnh giá
(16) TK 001005- Tiền giao đi tiêu hủy
(17) TK 001006- Tiền đã tiêu hủy
Nội dung, tính chất và kết cấu của các tài khoản này thực hiện theo quy định cụ thể trong Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng nhà nước.
Các nghiệp vụ giao nhận, điều chuyển, phát hành, thu hồi và tiêu hủy tiền mặt có sử dụng các tài khoản trung gian của hệ thống (tài khoản 699) quy định trong Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng nhà nước hiện hành thì thực hiện theo hướng dẫn chi tiết trong Sổ tay hướng dẫn vận hành của Cục Công nghệ thông tin.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?