Mẫu báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại mới nhất là mẫu nào? Báo cáo kết quả xác minh gồm những nội dung nào?
Mẫu báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại mới nhất là mẫu nào?
Mẫu báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại mới nhất là mẫu số 13 tại Phụ lục được ban hành kèm theo Nghị định 124/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Mẫu báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại tại đây. Tải về
Hướng dẫn cách điền Mẫu báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại như sau:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc Đoàn (Tổ) báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại.
(3) Người giao nhiệm vụ xác minh.
(4) Quyết định giao nhiệm vụ xác minh hoặc quyết định xác minh nội dung khiếu nại.
(5) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị, Đoàn (Tổ) hoặc người được giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại.
(6) Họ tên người khiếu nại (hoặc tên cơ quan, tổ chức, người đại diện, người được ủy quyền khiếu nại).
(7) Quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại.
Mẫu báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại mới nhất là mẫu nào? Báo cáo kết quả xác minh gồm những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 29 Luật Khiếu nại 2011 có quy định như sau:
Xác minh nội dung khiếu nại
1. Trong thời hạn quy định tại Điều 28 của Luật này, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm sau đây:
a) Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp, nếu khiếu nại đúng thì ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay;
b) Trường hợp chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì tự mình tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm (sau đây gọi chung là người có trách nhiệm xác minh) xác minh nội dung khiếu nại, kiến nghị giải quyết khiếu nại.
2. Việc xác minh phải bảo đảm khách quan, chính xác, kịp thời thông qua các hình thức sau đây:
a) Kiểm tra, xác minh trực tiếp tại địa điểm phát sinh khiếu nại;
b) Kiểm tra, xác minh thông qua các tài liệu, chứng cứ mà người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp;
c) Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
3. Người có trách nhiệm xác minh có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu và chứng cứ về nội dung khiếu nại;
b) Yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan giải trình bằng văn bản về nội dung liên quan khiếu nại;
c) Triệu tập người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
d) Trưng cầu giám định;
đ) Tiến hành các biện pháp kiểm tra, xác minh khác theo quy định của pháp luật;
e) Báo cáo kết quả xác minh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả xác minh.
4. Báo cáo kết quả xác minh gồm các nội dung sau đây:
a) Đối tượng xác minh;
b) Thời gian tiến hành xác minh;
c) Người tiến hành xác minh;
d) Nội dung xác minh;
đ) Kết quả xác minh;
e) Kết luận và kiến nghị nội dung giải quyết khiếu nại.
Theo đó, báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại gồm các nội dung sau đây:
- Đối tượng xác minh;
- Thời gian tiến hành xác minh;
- Người tiến hành xác minh;
- Nội dung xác minh;
- Kết quả xác minh;
- Kết luận và kiến nghị nội dung giải quyết khiếu nại.
Việc tổ chức đối thoại khi giải quyết khiếu nại được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 30 Luật Khiếu nại 2011 có quy định như sau:
Theo đó, việc tổ chức đối thoại khi giải quyết khiếu nại được thực hiện như sau:
- Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì người giải quyết khiếu nại tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại; việc đối thoại phải tiến hành công khai, dân chủ.
- Người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức có liên quan biết thời gian, địa điểm, nội dung việc đối thoại.
- Khi đối thoại, người giải quyết khiếu nại phải nêu rõ nội dung cần đối thoại, kết quả xác minh nội dung khiếu nại; người tham gia đối thoại có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ liên quan đến khiếu nại và yêu cầu của mình.
- Việc đối thoại phải được lập thành biên bản; biên bản phải ghi rõ ý kiến của những người tham gia, kết quả đối thoại, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người tham gia; trường hợp người tham gia đối thoại không ký, điểm chỉ xác nhận thì phải ghi rõ lý do; biên bản này được lưu vào hồ sơ vụ việc khiếu nại.
- Kết quả đối thoại là một trong các căn cứ để giải quyết khiếu nại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo về công tác đào tạo cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ dành cho cơ sở bồi dưỡng KTPL về GTĐB mới nhất 2025?
- Mẫu Tờ trình đề nghị phê duyệt E HSMT, hồ sơ mời thầu của bên mời thầu tại Phụ lục 1B theo Thông tư 22/2024 thay thế Thông tư 06/2024?
- Báo cáo lãi lỗ P&L là gì? Mẫu Báo cáo P&L mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo P&L? P&L là viết tắt của từ gì?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12325:2018 EN 143:2000 về độ bền cơ học đối với các phin lọc bụi như thế nào?
- Cổ đông phổ thông là gì? Cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần có được nhận cổ tức hay không?