Mẫu báo cáo kết quả kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ hiện nay là mẫu nào? Kiểm tra tải trọng xe thông qua hình thức nào?
Mẫu báo cáo kết quả kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ hiện nay là mẫu nào?
Mẫu báo cáo kết quả kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ hiện nay là mẫu tại Phụ lục được ban hành kèm theo Thông tư 34/2021/TT-BGTVT quy định như sau:
Tải về Mẫu báo cáo kết quả kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ hiện nay tại đây.
Mẫu báo cáo kết quả kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ hiện nay là mẫu nào? Kiểm tra tải trọng xe thông qua hình thức nào? (Hình từ Internet)
Kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ được thực hiện thông qua hình thức nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 34/2021/TT-BGTVT có quy định về việc kiểm tra tải trọng xe như sau:
Nguyên tắc chung
1. Hoạt động kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ được tiến hành công khai, khách quan, đúng quy định của pháp luật.
2. Việc kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ được thực hiện thông qua:
a) Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định có hệ thống thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới lắp đặt cố định trên đường bộ, thiết bị ghi hình và các thiết bị phụ trợ khác;
b) Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động có hệ thống thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới không lắp đặt cố định trên đường bộ và các thiết bị phụ trợ khác;
c) Thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới lắp đặt cố định trên đường bộ; vị trí lắp đặt độc lập hoặc kết hợp với Trạm thu phí;
d) Thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới (cân xách tay) của lực lượng chức năng có thẩm quyền;
đ) Hệ thống giám sát, quản lý tập trung dữ liệu tải trọng xe của ngành Giao thông vận tải trên các hệ thống đường bộ cả nước do Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý, vận hành, khai thác (sau đây gọi là Hệ thống quản lý dữ liệu kiểm tra tải trọng xe của Tổng cục Đường bộ Việt Nam);
e) Các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng chức năng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Như vậy, việc kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ được thực hiện thông qua những hình thức sau đây:
- Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định có hệ thống thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới lắp đặt cố định trên đường bộ, thiết bị ghi hình và các thiết bị phụ trợ khác;
- Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động có hệ thống thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới không lắp đặt cố định trên đường bộ và các thiết bị phụ trợ khác;
- Thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới lắp đặt cố định trên đường bộ; vị trí lắp đặt độc lập hoặc kết hợp với Trạm thu phí;
- Thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới (cân xách tay) của lực lượng chức năng có thẩm quyền;
- Hệ thống giám sát, quản lý tập trung dữ liệu tải trọng xe của ngành Giao thông vận tải trên các hệ thống đường bộ cả nước do Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý, vận hành, khai thác (sau đây gọi là Hệ thống quản lý dữ liệu kiểm tra tải trọng xe của Tổng cục Đường bộ Việt Nam);
- Các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng chức năng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Việc báo cáo tình hình kết quả kiểm tra tải trọng xe của Tổ chức được giao quản lý, bảo trì đường bộ như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 34/2021/TT-BGTVT có quy định như sau:
Theo đó, việc báo cáo tình hình kết quả kiểm tra tải trọng xe của Tổ chức được giao quản lý, bảo trì đường bộ bao gồm:
- Tên báo cáo: Báo cáo tình hình, kết quả kiểm tra tải trọng xe;
- Nội dung yêu cầu báo cáo: Kết quả kiểm tra tải trọng xe;
- Đối tượng thực hiện báo cáo: Tổ chức được giao quản lý, bảo trì đường bộ;
- Cơ quan nhận báo cáo: Cục Quản lý đường bộ hoặc Sở Giao thông vận tải theo phạm vi, trách nhiệm quản lý;
- Phương thức gửi nhận báo cáo: Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử. Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau: gửi trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, fax, qua hệ thống thư điện tử, hoặc các phương thức khác theo quy định của pháp luật;
- Tần suất thực hiện báo cáo: định kỳ hàng quý và hàng năm;
- Thời hạn gửi báo cáo: Trước ngày 18 tháng cuối quý đối với báo cáo định kỳ hàng quý; trước ngày 18 tháng 12 của kỳ báo cáo đối với báo cáo hàng năm;
- Thời hạn chốt số liệu báo cáo: Từ ngày 15 của tháng trước kỳ báo cáo đến ngày 14 của tháng cuối quý đối với báo cáo hàng quý; từ ngày 15 tháng 12 của năm trước kỳ báo cáo đến 14 tháng 12 của kỳ báo cáo đối với báo cáo hàng năm;
- Mẫu đề cương báo cáo: Theo quy định tại Phụ lục của Thông tư 34/2021/TT-BGTVT. Tải về
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?