Mẫu báo cáo hoạt động truyền máu hằng năm là mẫu nào? Nguyên tắc thực hiện hoạt động truyền máu là vì mục đích nhân đạo hay lợi nhuận?
Mẫu báo cáo hoạt động truyền máu hằng năm là mẫu nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 62 Thông tư 26/2013/TT- BYT như sau:
Chế độ báo cáo
Lãnh đạo cơ sở truyền máu và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sử dụng máu phải tổ chức thực hiện lập và gửi báo cáo theo các yêu cầu sau:
1. Báo cáo định kỳ hằng năm:
a) Nội dung báo cáo theo quy định tại Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Trước ngày 30/11 hằng năm, các cơ sở y tế có sử dụng máu (kể cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân) gửi báo cáo theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này đến các sở y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đồng thời gửi Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương;
c) Trước ngày 15/01 của năm tiếp theo, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động truyền máu đến Bộ Y tế.
2. Báo cáo đột xuất: thực hiện theo nội dung yêu cầu của cơ quan quản lý hoặc theo yêu cầu thực tế mà đơn vị cần báo cáo lên cấp trên.
Theo đó, lãnh đạo cơ sở truyền máu và cơ sở khám chữa bệnh sử dụng máu phải tổ chức thực hiện lập báo cáo hoạt động truyền máu định kì hằng năm theo mẫu Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư 26/2013/TT- BYT sau đây.
Tải về Mẫu báo cáo hoạt động truyền máu hằng năm.
Mẫu báo cáo hoạt động truyền máu hằng năm là mẫu nào? Nguyên tắc thực hiện hoạt động truyền máu là vì mục đích nhân đạo hay lợi nhuận? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc thực hiện hoạt động truyền máu là vì mục đích nhân đạo hay lợi nhuận?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 26/2013/TT- BYT quy định về nguyên tắc thực hiện hoạt động truyền máu như sau:
Nguyên tắc thực hiện hoạt động truyền máu
1. Vì mục đích nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận.
2. Bảo đảm tự nguyện đối với người hiến máu; không ép buộc người khác hiến máu, thành phần máu.
3. Chỉ sử dụng máu và các chế phẩm máu phục vụ chữa bệnh, đào tạo, nghiên cứu khoa học.
4. Giữ bí mật các thông tin có liên quan đến người hiến máu, người nhận máu và chế phẩm máu.
5. Bảo đảm an toàn cho người hiến máu, người bệnh được truyền máu, chế phẩm máu và nhân viên y tế có liên quan.
6. Thực hiện truyền máu hợp lý đối với người bệnh.
Theo đó, nguyên tắc thực hiện hoạt động truyền máu là vì mục đích nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận.
Trách nhiệm của cơ sở truyền máu trong hoạt động truyền máu được quy định ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 66 Thông tư 26/2013/TT- BYT thì trong hoạt đồng truyền máu cơ sở truyền máu có những trách nhiệm sau:
- Tuyên truyền vận động người hiến máu tình nguyện. Cung cấp thông tin cho người hiến máu về nhu cầu sử dụng máu, về nguy cơ của các bệnh lây truyền qua đường máu.
- Giải thích về quy trình lấy máu, các biểu hiện không mong muốn, tai biến có thể xảy ra, các xét nghiệm sẽ thực hiện trước và sau khi hiến máu; tư vấn người hiến máu cách tự chăm sóc sức khoẻ và các dịch vụ y tế chuyên khoa.
- Bảo đảm bí mật về kết quả khám lâm sàng và xét nghiệm. Thông báo cho người hiến máu về kết quả khám lâm sàng, xét nghiệm khi có yêu cầu trực tiếp từ người hiến máu.
- Chăm sóc, điều trị cho người hiến máu khi có các tai biến không mong muốn xảy ra trong và ngay sau hiến máu.
- Xây dựng, phê duyệt, triển khai, giám sát thực hiện các quy trình, hướng dẫn chuyên môn áp dụng tại cơ sở truyền máu để bảo đảm an toàn cho người hiến máu và chất lượng của đơn vị máu: đăng ký hiến máu; ghi hồ sơ; lấy máu an toàn và vô trùng, giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn; chăm sóc người hiến máu; phòng ngừa và xử lý an toàn các tai biến có thể xảy ra ở người hiến máu; xét nghiệm sàng lọc các tác nhân lây truyền bệnh qua đường máu và định nhóm đơn vị máu; điều chế, bảo quản, vận chuyển máu và chế phẩm.
- Thực hiện các thủ tục để trình cấp có thẩm quyền tôn vinh, khen thưởng và bảo đảm các quyền lợi khác của người hiến máu theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức thực hiện quản lý, giám sát nguy cơ trong truyền máu được quy định tại Điều 57, Điều 58 Thông tư này.
- Phối hợp với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sử dụng máu trong việc:
+ Cung cấp, vận chuyển, bảo quản máu, chế phẩm máu an toàn, phù hợp theo nhu cầu về số lượng, chủng loại của cơ sở sử dụng máu;
+ Cung cấp các thông tin về các đơn vị máu, chế phẩm máu có liên quan đến các tai biến xảy ra ở người bệnh nhận máu;
+ Tìm hiểu, điều tra nguyên nhân các tai biến liên quan đến truyền máu;
+ Xây dựng tài liệu, thực hiện đào tạo tập huấn về sử dụng máu hợp lý trong điều trị lâm sàng.
- Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, theo dõi và đánh giá hoạt động truyền máu trong phạm vi khu vực được giao quản lý theo biểu mẫu quy định trong Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Tổng hợp, phân tích, báo cáo kết quả thực hiện hoạt động truyền máu của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong khu vực được giao phụ trách về Cục Quản lý khám, chữa bệnh - Bộ Y tế và Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.
- Kiến nghị sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục các bất cập liên quan đến hoạt động truyền máu phát sinh trong quá trình triển khai các quy định của Thông tư này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?