Mẫu Báo cáo hoạt động của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam mới nhất là mẫu nào?
- Mẫu Báo cáo hoạt động của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam mới nhất là mẫu nào?
- Thời hạn gửi báo cáo hoạt động của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam là khi nào?
- Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu khi không nộp báo cáo hoạt động bao nhiêu lần?
Mẫu Báo cáo hoạt động của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam mới nhất là mẫu nào?
Mẫu Báo cáo hoạt động của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam là Mẫu BC Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 28/2012/TT-BCT.
Tải về Mẫu Báo cáo hoạt động của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 5 Nghị định 90/2007/NĐ-CP thì thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam còn có trách nhiệm:
- Tuân thủ đầy đủ các quy định về hải quan, thuế, cấp phép nhập khẩu, quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật và các quy định khác có liên quan đến việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phù hợp với pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Bảo đảm tính xác thực của các thông tin, tài liệu xuất trình cho cơ quan chức năng có thẩm quyền của Việt Nam.
- Thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ theo quy định của Luật Thương mại và pháp luật liên quan của Việt Nam.
- Thực hiện báo cáo thường niên theo quy định, báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Thương mại về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân.
- Nộp lệ phí cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu với mức lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.
- Thực hiện việc đăng ký địa chỉ liên lạc để các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam liên hệ khi cần thiết.
- Thực hiện việc lưu giữ chứng từ, sổ sách theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Thời hạn gửi báo cáo hoạt động của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam là khi nào? (Hình từ Internet)
Thời hạn gửi báo cáo hoạt động của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam là khi nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 28/2012/TT-BCT được sửa đổi bởi Điều 21 Thông tư 42/2019/TT-BCT về báo cáo hoạt động định kỳ và đột xuất:
Báo cáo hoạt động định kỳ và đột xuất
1. Báo cáo hoạt động định kỳ hằng năm của thương nhân không hiện diện phải là báo cáo tài chính có kiểm toán và thực hiện theo Mẫu BC Phụ lục I, ban hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo phải được dịch sang tiếng Việt và được hợp pháp hóa lãnh sự hoặc công chứng Việt Nam xác nhận. Báo cáo được gửi về Cục Xuất Nhập khẩu, Bộ Công Thương qua dịch vụ bưu chính chậm nhất là ngày 31 tháng 3 hằng năm của năm tiếp theo.
2. Thương nhân không hiện diện có trách nhiệm cung cấp thông tin, báo cáo theo yêu cầu của Bộ Công Thương khi cần thiết để phục vụ công tác quản lý nhà nước. Thông tin, báo cáo phải được gửi tới Bộ Công Thương trong vòng 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn yêu cầu của Bộ Công Thương.
3. Chế độ báo cáo tài chính khác, chế độ báo cáo thống kê của thương nhân không hiện diện được thực hiện theo các quy định của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, báo cáo hoạt động của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam được gửi về Cục Xuất Nhập khẩu, Bộ Công Thương qua dịch vụ bưu chính chậm nhất là ngày 31 tháng 3 hằng năm của năm tiếp theo.
Lưu ý: Báo cáo hoạt động định kỳ hằng năm của thương nhân không hiện diện phải là báo cáo tài chính có kiểm toán.
Báo cáo phải được dịch sang tiếng Việt và được hợp pháp hóa lãnh sự hoặc công chứng Việt Nam xác nhận.
Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu khi không nộp báo cáo hoạt động bao nhiêu lần?
Căn cứ tại Điều 15 Nghị định 90/2007/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm:
Xử lý vi phạm
1. Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu trong những trường hợp vi phạm sau đây:
a) Nội dung kê khai trong hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu là giả mạo.
b) Hoạt động không đúng với nội dung quy định trong Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu đã được cấp.
c) Trong thời gian 02 năm liên tiếp không có báo cáo thường niên hoặc báo cáo theo yêu cầu của Bộ Thương mại.
d) Các trường hợp vi phạm pháp luật khác có quy định phải thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu nếu trong thời gian 02 năm liên tiếp không có báo cáo thường niên - báo cáo hoạt động định kỳ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?