Mẫu Bảng câu hỏi đính kèm công văn đề nghị áp dụng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực hải quan là mẫu nào? Tổng hợp các điều kiện để áp dụng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực hải quan?
Mẫu Bảng câu hỏi đính kèm công văn đề nghị áp dụng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực hải quan là mẫu nào?
Mẫu Bảng câu hỏi đính kèm công văn đề nghị áp dụng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực hải quan được quy định tại Mẫu 02a/DNUT ban hành kèm theo Thông tư 72/2015/TT-BTC, được sửa đổi bởi điểm a khoản 11 Điều 1 Thông tư 07/2019/TT-BTC.
Tải về Bảng câu hỏi đính kèm công văn đề nghị áp dụng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực hải quan.
Doanh nghiệp có được nộp hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực hải quan bản điện tử hay không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp có được nộp hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực hải quan bản điện tử hay không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 72/2015/TT/BTC được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 07/2019/TT-BTC về hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên:
Hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên
1. Doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Thông tư này, có nhu cầu được áp dụng chế độ ưu tiên, gửi hồ sơ bản giấy đến Tổng cục Hải quan để được xem xét công nhận. Hồ sơ theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e khoản 1 Điều 18 Thông tư số 72/2015/TT/BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
...
Theo đó, để được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực hải quan thì doanh nghiệp cần phải gửi hồ sơ bản giấy đến Tổng cục Hải quan để được xem xét công nhận.
Hay nói cách khác, hiện nay doanh nghiệp chưa được phép nộp hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực hải quan bản điện tử đến Tổng cục Hải quan.
Trong đó, hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên bao gồm các tài liệu sau:
- Văn bản đề nghị theo Mẫu 02a/DNUT ban hành kèm theo Thông tư 72/2015/TT-BTC, được sửa đổi bởi điểm a khoản 11 Điều 1 Thông tư 07/2019/TT-BTC: 01 bản chính;
- Báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong 02 (hai) năm tài chính liên tục, gần nhất: 01 bản chụp;
- Báo cáo kiểm toán trong 02 (hai) năm tài chính liên tục, gần nhất: 01 bản chụp;
- Bản kết luận thanh tra trong 02 (hai) năm gần nhất (nếu có): 01 bản chụp;
- Bản mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp trong đó mô tả đầy đủ quy trình quản lý, giám sát, kiểm soát vận hành thực tế toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, kiểm soát an ninh an toàn dây chuyền cung ứng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp: 01 bản chính;
- Các giấy chứng nhận khen thưởng, chứng chỉ chất lượng (nếu có): 01 bản chụp.
Tổng hợp các điều kiện để áp dụng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực hải quan?
Tổng hợp các điều kiện để áp dụng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực hải quan được quy định chi tiết tại Chương III Thông tư 72/2015/TT-BTC, cụ thể như sau:
1. Điều kiện tuân thủ pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế (Điều 12 Thông tư 72/2015/TT-BTC)
Trong thời hạn 02 (hai) năm liên tục, gần nhất tính đến thời điểm doanh nghiệp có văn bản đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên, doanh nghiệp không vi phạm các quy định của pháp luật về thuế, hải quan tới mức bị xử lý vi phạm về các hành vi sau:
- Các hành vi trốn thuế, gian lận thuế; buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
- Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan có hình thức, mức xử phạt vượt thẩm quyền Chi cục trưởng Chi cục Hải quan và các chức danh tương đương;
- Đối với đại lý làm thủ tục hải quan, số tờ khai hải quan đại lý làm thủ tục đứng tên bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, lĩnh vực thuế thuộc thẩm quyền xử lý của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan và chức danh tương đương không vượt quá tỷ lệ 0,5% tính trên tổng số tờ khai đã làm thủ tục hải quan.
- Không nợ thuế quá hạn theo quy định.
2. Điều kiện về kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu (Điều 13 Thông tư 72/2015/TT-BTC)
- Doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất nhập khẩu từ 100 triệu USD/năm trở lên.
- Doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sản xuất tại Việt Nam từ 40 triệu USD/năm trở lên.
- Doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu hàng hóa là nông sản, thủy sản sản xuất hoặc nuôi, trồng tại Việt Nam từ 30 triệu USD/năm trở lên.
- Đại lý thủ tục hải quan: số tờ khai hải quan đã làm thủ tục hải quan đứng tên đại lý trong năm đạt từ 20.000 tờ khai/năm trở lên.
Lưu ý:
Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 13 Thông tư 72/2015/TT-BTC là kim ngạch bình quân của 02 (hai) năm liên tục, gần nhất tính đến ngày doanh nghiệp có văn bản đề nghị xem xét, không bao gồm kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu uỷ thác.
Không áp dụng điều kiện kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu đối với các doanh nghiệp được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp công nghệ cao theo quy định của Luật Công nghệ cao.
3. Điều kiện về thủ tục hải quan điện tử, thủ tục thuế điện tử (Điều 14 Thông tư 72/2015/TT-BTC)
Thực hiện thủ tục hải quan điện tử, thủ tục thuế điện tử; có chương trình công nghệ thông tin quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp đảm bảo yêu cầu kiểm tra của cơ quan hải quan.
4. Điều kiện về thanh toán hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (Điều 15 Thông tư 72/2015/TT-BTC)
Thực hiện thanh toán đối với các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu qua ngân hàng theo quy định của ngân hàng nhà nước. Doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo cho cơ quan hải quan số tài khoản, danh sách các ngân hàng giao dịch.
5. Điều kiện về hệ thống kiểm soát nội bộ (Điều 16 Thông tư 72/2015/TT-BTC)
Doanh nghiệp đạt điều kiện về hệ thống kiểm soát nội bộ nếu doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện sau:
- Doanh nghiệp thực hiện và duy trì các quy trình quản lý, giám sát, kiểm soát vận hành thực tế toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp;
- Doanh nghiệp có các biện pháp, phương tiện, quy trình kiểm soát nội bộ đảm bảo an ninh an toàn dây chuyền cung ứng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như sau:
+ Theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa từ doanh nghiệp đến cảng và từ cảng về doanh nghiệp;
+ Kiểm tra an toàn container trước khi xếp hàng lên phương tiện vận tải;
+ Giám sát tại các vị trí quan trọng: Khu vực tường rào, cổng ra vào, kho bãi, khu vực sản xuất, khu vực hành chính;
+ Phân quyền công nhân viên di chuyển, làm việc tại các khu vực phù hợp với nhiệm vụ;
+ Kiểm soát an ninh hệ thống công nghệ thông tin;
+ An ninh nhân sự.
6. Điều kiện chấp hành tốt pháp luật về kế toán, kiểm toán (Điều 17 Thông tư 72/2015/TT-BTC)
- Áp dụng các chuẩn mực kế toán theo quy định của Bộ Tài chính;
- Báo cáo tài chính hàng năm phải được kiểm toán bởi công ty kiểm toán đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập. Ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính nêu trong báo cáo kiểm toán phải là ý kiến chấp nhận toàn phần theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?