Mẫu bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Mẫu bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Mẫu bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón mới nhất hiện nay được quy định tại Mẫu số 09 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP như sau:
Tải về: Mẫu bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón mới nhất hiện nay tại đây.
Mẫu bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón mới nhất hiện nay được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Khi thay đổi loại phân bón trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón thì hồ sơ có cần bản thuyết minh về điều kiện sản xuất không?
Khi thay đổi loại phân bón trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón thì hồ sơ có cần bản thuyết minh về điều kiện sản xuất không, thì theo quy định tại khoản 5 Điều 16 Nghị định 84/2019/NĐ-CP, khoản 3 Điều 1 Nghị định 130/2022/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón
1. Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hết hạn.
Trước thời hạn 03 tháng kể từ ngày Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón có nhu cầu tiếp tục sản xuất phân bón phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại theo quy định tại Điều 14 Nghị định này. Trường hợp hồ sơ không thay đổi thì tổ chức, cá nhân nộp Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 07 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Trường hợp Giấy chứng nhận bị mất, hư hỏng.
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 07 hoặc Mẫu số 08 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp (trường hợp Giấy chứng nhận bị hư hỏng).
3. Trường hợp thay đổi nội dung thông tin tổ chức, cá nhân ghi trên Giấy chứng nhận.
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 07 hoặc Mẫu số 08 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) (Bãi bỏ);
c) Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp.
4. Trường hợp thay đổi về địa điểm sản xuất, buôn bán phân bón.
a) Hồ sơ đề nghị cấp lại theo quy định tại Điều 14 hoặc Điều 15 Nghị định này;
b) Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp.
5. Trường hợp thay đổi về loại phân bón, dạng phân bón, công suất sản xuất trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón.
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 07 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 09 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Bản chính Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón đã được cấp.
Như vậy, theo quy định trên thì khi thay đổi loại phân bón trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón thì hồ sơ gồm có bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón.
Doanh nghiệp sản xuất phân bón có quyền như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 50 Luật Trồng trọt 2018 có quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón có quyền sau đây:
a) Sản xuất phân bón được công nhận lưu hành tại Việt Nam;
b) Sản xuất phân bón để xuất khẩu theo hợp đồng với tổ chức, cá nhân nước ngoài;
c) Quảng cáo phân bón theo quy định tại Điều 49 của Luật này;
d) Được buôn bán phân bón do mình sản xuất.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón có nghĩa vụ sau đây:
a) Duy trì đầy đủ các điều kiện sản xuất phân bón quy định tại Điều 41 của Luật này trong quá trình hoạt động sản xuất phân bón;
b) Sản xuất phân bón đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn công bố áp dụng;
c) Thực hiện đúng nội dung của Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón;
d) Thử nghiệm đối với từng lô phân bón thành phẩm trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường. Lưu kết quả thử nghiệm theo hạn sử dụng của lô phân bón và bảo quản mẫu lưu trong thời gian là 06 tháng kể từ khi lấy mẫu;
đ) Thu hồi, xử lý phân bón không bảo đảm chất lượng và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
e) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
g) Tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử dụng phân bón; bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn cho người lao động trực tiếp sản xuất phân bón;
h) Hằng năm, báo cáo tình hình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu phân bón với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu;
i) Chấp hành quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, hóa chất, lao động, môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp sản xuất phân bón có các quyền sau:
- Sản xuất phân bón được công nhận lưu hành tại Việt Nam;
- Sản xuất phân bón để xuất khẩu theo hợp đồng với tổ chức, cá nhân nước ngoài;
- Quảng cáo phân bón theo quy định tại Điều 49 của Luật này;
- Được buôn bán phân bón do mình sản xuất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?