Mẫu bản kiểm điểm trốn tiết trốn học dành cho học sinh cấp 2, cấp 3? Học sinh cấp 2, cấp 3 được ở lại lớp mấy năm?
Mẫu bản kiểm điểm trốn tiết, trốn học dành cho học sinh cấp 2, cấp 3?
Hiện nay, Luật Giáo dục 2019 và các văn bản quy định pháp luật liên quan không quy định cụ thể về Mẫu bản kiểm điểm trốn tiết, trốn học dành cho học sinh cấp 2, cấp 3.
Có thể tham khảo Mẫu bản kiểm điểm trốn tiết, trốn học dành cho học sinh cấp 2, cấp 3 dưới đây:
TẢI VỀ: Mẫu bản kiểm điểm trốn tiết, trốn học dành cho học sinh cấp 2, cấp 3
Mẫu bản kiểm điểm trốn tiết trốn học dành cho học sinh cấp 2, cấp 3? Học sinh cấp 2, cấp 3 được ở lại lớp mấy năm? (Hình từ Intetnet)
Hướng dẫn cách viết bản kiểm điểm trốn tiết trốn học dành cho học sinh cấp 2, cấp 3? Học sinh cấp 2, cấp 3 nghỉ học bao nhiêu ngày thì bị ở lại lớp?
Hướng dẫn cách viết bản kiểm điểm trốn tiết trốn học dành cho học sinh cấp 2, cấp 3:
Quốc hiệu, tiêu ngữ: Phần này là bắt buộc và cần được căn giữa trong văn bản.
Tiêu đề: Viết chữ 'Bản tự kiểm' hoặc 'Bản kiểm điểm' in hoa và căn giữa.
Kính gửi: Ghi rõ người nhận hoặc đơn vị nhận bản kiểm điểm.
Mở đầu: Cung cấp thông tin cá nhân như họ tên, lớp học, ngày tháng năm sinh và mô tả hành vi vi phạm.
Nội dung: Chi tiết về hành vi vi phạm, bao gồm ngày tháng và môn học cụ thể để dễ dàng theo dõi.
Cam kết: Nhận thức về lỗi và kế hoạch khắc phục để không tái phạm trong tương lai.
Chữ ký: Ký tên hoặc có thể thêm chữ ký của phụ huynh nếu cần.
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Căn cứ tại Điều 12 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:
Được lên lớp, đánh giá lại trong kì nghỉ hè, không được lên lớp
1. Học sinh có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp hoặc được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông:
a) Kết quả rèn luyện cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại sau khi rèn luyện trong kì nghỉ hè theo quy định tại Điều 13 Thông tư này) được đánh giá mức Đạt trở lên.
b) Kết quả học tập cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại các môn học theo quy định tại Điều 14 Thông tư này) được đánh giá mức Đạt trở lên.
c) Nghỉ học không quá 45 buổi trong một năm học (tính theo kế hoạch giáo dục 01 buổi/ngày được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm nghỉ học có phép và không phép, nghỉ học liên tục hoặc không liên tục).
2. Trường hợp học sinh phải rèn luyện trong kì nghỉ hè thực hiện theo quy định tại Điều 13 Thông tư này; học sinh phải kiểm tra, đánh giá lại môn học trong kì nghỉ hè thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.
3. Học sinh không đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này thì không được lên lớp hoặc không được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông.
4. Đối với học sinh khuyết tật: Hiệu trưởng căn cứ kết quả đánh giá học sinh khuyết tật theo quy định tại Điều 11 Thông tư này để xét lên lớp hoặc công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông đối với học sinh khuyết tật.
Theo đó, học sinh cấp 2, cấp 3 nghỉ quá 45 ngày trong một năm học bao gồm nghỉ học có phép và không phép, nghỉ học liên tục hoặc không liên tục sẽ bị ở lại lớp.
Học sinh cấp 2, cấp 3 được ở lại lớp mấy năm?
Căn cứ theo Điều 33 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, quy định về tuổi của học sinh trường trung học như sau:
Tuổi của học sinh trường trung học
1. Tuổi của học sinh vào học lớp 6 là 11 tuổi. Tuổi của học sinh vào học lớp 10 là 15 tuổi. Đối với những học sinh được học vượt lớp ở cấp học trước hoặc học sinh vào cấp học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định thì tuổi vào lớp 6 và lớp 10 được giảm hoặc tăng căn cứ vào tuổi của năm tốt nghiệp cấp học trước.
2. Học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh ở nước ngoài về nước có thể vào cấp học ở tuổi cao hơn 03 tuổi so với tuổi quy định.
3. Học sinh không được lưu ban quá 03 lần trong một cấp học.
4. Học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể vào học trước tuổi hoặc học vượt lớp trong phạm vi cấp học. Việc xem xét đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo các bước sau:
a) Cha mẹ hoặc người đỡ đầu có đơn đề nghị với nhà trường.
b) Hiệu trưởng thành lập Hội đồng khảo sát, tư vấn gồm thành phần cơ bản sau: đại diện của Lãnh đạo trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường; giáo viên dạy lớp học sinh đang theo học.
c) Căn cứ kết quả khảo sát của Hội đồng khảo sát, tư vấn, hiệu trưởng xem xét, quyết định.
5. Học sinh trong độ tuổi quy định ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được học ở trường trung học tại nơi cư trú hoặc trường trung học ở ngoài nơi cư trú nếu trường đó có khả năng tiếp nhận. Việc xem xét đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo các bước sau:
a) Cha mẹ hoặc người đỡ đầu có đơn đề nghị với nhà trường.
b) Hiệu trưởng tổ chức khảo sát trình độ của học sinh và xếp vào lớp phù hợp.
Theo đó, học sinh trường trung học không được lưu ban quá 03 lần trong một cấp học. Như vậy, học sinh cấp 2, cấp 3 sẽ được ở lại lớp tối đa 3 lần (3 năm học) trong cả một cấp học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khai mạc tổng kết chi bộ cuối năm 2024 ngắn gọn? Lời khai mạc hội nghị tổng kết chi bộ cuối năm 2024?
- An toàn, vệ sinh viên là ai? An toàn, vệ sinh viên có được tham gia xây dựng kế hoạch an toàn vệ sinh lao động không?
- Viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội lớp 5? Yêu cầu chung cần đạt về năng lực đặc thù của học sinh theo chương trình GDPT 2018?
- Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS đầu tiên diễn ra khi nào? 04 Nguyên tắc phòng chống HIV/AIDS?
- Người nộp thuế nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan chi trả thu nhập khi nào? Giấy chứng nhận đăng ký thuế cấp cho cá nhân có thông tin nào?