Mẫu Bản khai báo tai nạn lao động hàng hải mới nhất? Khai báo tai nạn lao động hàng hải thực hiện như thế nào?
Mẫu Bản khai báo tai nạn lao động hàng hải mới nhất?
Mẫu Bản khai báo tai nạn lao động hàng hải mới nhất theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 37/2018/TT-BLĐTBXH cụ thể:
>> Tải Mẫu Bản khai báo tai nạn lao động hàng hải mới nhất
Khai báo tai nạn lao động hàng hải (Hình từ Internet)
Khai báo tai nạn lao động hàng hải thực hiện như thế nào?
Khai báo tai nạn lao động hàng hải thực hiện theo Điều 5 Thông tư 37/2018/TT-BLĐTBXH; Việc khai báo tai nạn lao động hàng hải theo quy định tại khoản 1 Điều 70 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 cụ thể:
Khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động hàng hải và bệnh nghề nghiệp
1. Khi xảy ra tai nạn lao động hàng hải, chủ tàu hoặc thuyền trưởng có trách nhiệm khai báo tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về lao động với cơ quan có thẩm quyền sau đây:
a) Cảng vụ hàng hải nếu tàu đang hoạt động trong vùng nước cảng biển;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về hàng hải nếu tàu đang hoạt động trong vùng biển Việt Nam hoặc vùng biển quốc tế;
c) Cơ quan đại diện của Việt Nam nếu tàu đang hoạt động ở vùng biển nước ngoài.
...
Theo đó, khai báo tai nạn lao động hàng hải thực hiện như sau:
- Khi xảy ra tai nạn lao động hàng hải thì thuyền viên bị tai nạn hoặc người biết sự việc phải thông báo ngay cho chủ tàu hoặc thuyền trưởng.
- Khi biết tin xảy ra tai nạn lao động hàng hải chết người hoặc tai nạn lao động hàng hải nặng làm bị thương nặng từ 02 thuyền viên trở lên chủ tàu hoặc thuyền trưởng có trách nhiệm khai báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) tới các cơ quan có thẩm quyền sau:
+ Cảng vụ hàng hải nếu tàu đang hoạt động trong vùng nước cảng biển;
+ Cục Hàng hải Việt Nam nếu tàu đang hoạt động trong vùng biển Việt Nam hoặc vùng biển quốc tế;
+ Cơ quan đại diện của Việt Nam nếu tàu biển đang hoạt động ở vùng biển nước ngoài;
+ Trường hợp tai nạn lao động hàng hải làm chết người xảy ra trong vùng biển Việt Nam thì đồng thời phải báo ngay cho Công an cấp huyện nơi xảy ra tai nạn lao động hàng hải hoặc nơi gần nhất.
>> Lưu ý: Nội dung bản khai báo theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 37/2018/TT-BLĐTBXH.
Khi trên tàu xảy ra tai nạn lao động hàng hải, thuyền trưởng có trách nhiệm như thế nào?
Trách nhiệm của thuyền trưởng khi trên tàu xảy ra tai nạn lao động hàng hải theo Điều 9 Thông tư 37/2018/TT-BLĐTBXH cụ thể:
- Kịp thời sơ cứu, cấp cứu người bị nạn.
- Khai báo tai nạn lao động hàng hải theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này.
- Giữ nguyên hiện trường những vụ tai nạn lao động hàng hải chết người, tai nạn lao động hàng hải nặng theo nguyên tắc sau:
+ Trường hợp phải cấp cứu người bị nạn, ngăn chặn những rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra cho người khác mà làm xáo trộn hiện trường thì cơ sở phải vẽ lại sơ đồ hiện trường, lập biên bản, chụp ảnh, quay phim hiện trường (nếu có thể);
+ Chỉ được xóa bỏ hiện trường và mai táng tử thi (nếu có) sau khi đã hoàn thành các bước điều tra theo quy định Thông tư này và được sự đồng ý bằng văn bản Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải cấp tỉnh hoặc cơ quan công an.
- Cung cấp ngay tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn theo yêu cầu của Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải cấp trên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những tài liệu, đồ vật, phương tiện đó.
- Tạo điều kiện cho người có liên quan đến vụ tai nạn cung cấp thông tin cho Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải khi được yêu cầu.
- Thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải để điều tra các vụ tai nạn lao động hàng hải thuộc thẩm quyền theo quy định tại khoản 1, Điều 6 Thông tư này.
- Thông báo đầy đủ thông tin liên quan về tai nạn lao động hàng hải tới tất cả thuyền viên của mình.
- Thanh toán các khoản chi phí phục vụ cho việc điều tra tai nạn lao động kể cả việc điều tra lại tai nạn lao động, bao gồm:
+ Dựng lại hiện trường;
+ Chụp, in, phóng ảnh hiện trường và nạn nhân;
+ Trưng cầu giám định kỹ thuật, giám định pháp y (khi cần thiết);
+ Khám nghiệm tử thi;
+ In ấn các tài liệu liên quan đến vụ tai nạn lao động hàng hải;
+ Phương tiện đi lại tại nơi xảy ra tai nạn lao động hàng hải phục vụ quá trình điều tra tai nạn lao động hàng hải;
+ Tổ chức cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải.
- Thực hiện các biện pháp khắc phục và giải quyết hậu quả do tai nạn lao động hàng hải gây ra; tổ chức rút kinh nghiệm; thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện các kiến nghị ghi trong Biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải; xử lý theo thẩm quyền những người có lỗi để xảy ra tai nạn lao động hàng hải.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?