Mẫu bản ghi chép tại hiện trường đối với sàn nâng người Gondola là mẫu nào? Khi tiến hành kiểm định sàn nâng người Gondola phải đảm bảo các điều kiện nào?
Khi tiến hành kiểm định sàn nâng người Gondola phải đảm bảo các điều kiện nào?
Căn cứ tại Mục 6 Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn sàn nâng người QTKĐ: 12 - 2016/BLĐTBXH được ban hành kèm theo Thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH thì:
Khi tiến hành kiểm định sàn nâng người Gondola phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
- Thiết bị phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định.
- Hồ sơ kỹ thuật của thiết bị phải đầy đủ.
- Các yếu tố môi trường, thời tiết đủ điều kiện không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định.
- Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để vận hành thiết bị.
Trong đó, sàn nâng người được định nghĩa tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn sàn nâng người QTKĐ: 12 - 2016/BLĐTBXH được ban hành kèm theo Thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH là một hệ thống kết cấu bao gồm sàn công tác, kết cấu dầm treo, cụm máy tời nâng, đối trọng, cáp thép và các cơ cấu, bộ phận an toàn khác nhằm tạo ra vị trí làm việc cho người và dụng cụ khi làm việc ở trên cao.
Thiết bị này thường được hiểu với tên gọi là Gondola.
Khi tiến hành kiểm định sàn nâng người Gondola phải đảm bảo các điều kiện nào? (Hình từ Internet)
Mẫu bản ghi chép tại hiện trường đối với sàn nâng người Gondola là mẫu nào?
Mẫu bản ghi chép tại hiện trường đối với sàn nâng người Gondola được quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn sàn nâng người QTKĐ: 12 - 2016/BLĐTBXH được ban hành kèm theo Thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH:
Tải về Mẫu bản ghi chép tại hiện trường đối với sàn nâng người Gondola.
Lưu ý: theo quy định tại Mục 4 Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn sàn nâng người QTKĐ: 12 - 2016/BLĐTBXH được ban hành kèm theo Thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH thì:
Khi kiểm định sàn nâng người Gondola phải lần lượt tiến hành theo các bước sau:
- Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị;
- Kiểm tra bên ngoài;
- Kiểm tra kỹ thuật - thử không tải;
- Các chế độ thử tải - phương pháp thử;
- Xử lý kết quả kiểm định.
Chú ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 01 và lưu lại đầy đủ tại tổ chức kiểm định.
Bước kiểm tra bên ngoài trong quy trình kiểm định sàn nâng người Gondola được quy định như thế nào?
Theo quy định tại tiểu mục 8.1 Mục 8 Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn sàn nâng người QTKĐ: 12 - 2016/BLĐTBXH được ban hành kèm theo Thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH, cụ thể như sau:
- Tiến hành kiểm tra vị trí lắp đặt thiết bị: Mặt bằng đặt thiết bị phải được đảm bảo khả năng chịu lực của thiết bị. Vị trí lắp đặt phải đảm bảo khoảng cách an toàn với đường dây tải điện (theo mục 1.5.7.1.9 TCVN 4244:2005);
- Đo kiểm tra kích thước lắp dựng sàn nâng người: Việc lắp dựng phải đảm bảo tính ổn định, theo đúng thiết kế của nhà chế tạo.
- Kiểm tra điều kiện môi trường: trời không mưa, phải đảm bảo nhiệt độ không quá 40°C, tốc độ gió không quá 8,3m/s.
- Kiểm tra tính đầy đủ, đồng bộ và sự phù hợp của các bộ phận, cụm máy, chi tiết và thông số kỹ thuật trên nhãn mác của thiết bị phải phù hợp với hồ sơ, lý lịch và cần đặc biệt chú ý kiểm tra tình trạng kỹ thuật an toàn của các chi tiết, bộ phận sau:
+ Kết cấu kim loại của sàn thao tác, dầm treo: kiểm tra và đánh giá căn cứ theo phụ lục 6-TCVN 4244:2005;
+ Các mối ghép bulông của các liên kết: kiểm tra bằng quan trắc việc lắp ghép các cụm chi tiết đúng với tài liệu nhà chế tạo;
+ Kiểm tra các liên kết hàn: việc kiểm tra bằng quan trắc phát hiện các hư hỏng khuyết tật bên ngoài;
+ Cáp thép: Phù hợp với chủng loại quy định của nhà chế tạo. Độ mòn đường kính bên ngoài phải nhỏ hơn 10% đường kính sợi cáp, số sợi cáp đứt không được vượt quá 5% tổng số sợi cáp trong phạm vi chiều dài là 10 lần đường kính cáp;
+ Việc cố định các đầu cáp: cần theo tài liệu viện dẫn nhà chế tạo hoặc phương pháp bắt cóc cáp chuẩn tại mục: phụ lục 18C - TCVN 4244:2005;
+ Kiểm tra tăng đơ cáp neo giằng cần: Phát hiện các biến dạng, khuyết tật ở thân và đầu tăng đơ, đánh giá theo mục phụ lục 15 - TCVN 4244:2005;
+ Kiểm tra khối lượng của đối trọng trên khung dầm treo và việc neo giữ cố định đối trọng trong khung;
+ Kiểm tra việc lắp đối trọng căng cáp tải và cáp an toàn: yêu cầu phải được bắt chắc chắn không bị tuột hoặc theo hướng dẫn nhà chế tạo;
+ Cụm cơ cấu nâng, cơ cấu quay: Kết cấu kim loại của cơ cấu, kiểm tra việc lắp đặt theo tài liệu nhà chế tạo;
+ Thiết bị cứu hộ bằng tay;
+ Khóa an toàn: kết cấu kim loại khóa, việc cố định khóa trên sàn thao tác;
+ Cơ cấu phanh tời, phanh bảo hiểm, cơ cấu khống chế vượt tốc;
+ Ròng rọc, trục và các chi tiết cố định trục ròng rọc;
+ Đường ray, bánh xe di chuyển và các bộ phận dẫn động;
+ Các thiết bị an toàn: giới hạn hành trình nâng / hạ và di chuyển, bộ chống quá tải;
+ Cáp điện, tủ điều khiển: dây cáp điện động lực phải theo đúng chủng loại của nhà chế tạo, đầu nối trong tủ điều khiển phải được bắt chặt và đảm bảo các quy định về an toàn điện;
+ Hệ thống thủy lực cơ cấu nâng cần: Phát hiện việc rò rì dầu thủy lực của toàn bộ các chi tiết, kiểm tra việc lắp các cụm van, đường ống dẫn.
Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi thiết bị được lắp đặt đầy đủ, đồng bộ, theo đúng thiết kế, không phát hiện các hư hỏng, khuyết tật và đáp ứng các yêu cầu của mục 8.1.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?
- Thành viên tạo lập thị trường là gì? Thành viên tạo lập thị trường được đồng thời thực hiện các giao dịch nào?
- Người đại diện của người bệnh thành niên có phải là thân nhân của người bệnh không? Có được lựa chọn người đại diện cho mình không?
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hoạt động trong những lĩnh vực nào thì được giảm thuế TNDN?
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?