Mẫu 12b Thư chấp thuận E HSDT và trao thỏa thuận khung áp dụng đối với hình thức đấu thầu tập trung tại cơ sở y tế công lập?
- Vào thời điểm trao thỏa thuận khung có được thay đổi số lượng thuốc?
- Mẫu Thư chấp thuận E HSDT và trao thỏa thuận khung áp dụng đối với hình thức đấu thầu tập trung tại cơ sở y tế công lập?
- Trách nhiệm của các bên liên quan và hiệu lực thỏa thuận khung, thực hiện hợp đồng trong mua sắm tập trung thuốc là gì?
Vào thời điểm trao thỏa thuận khung có được thay đổi số lượng thuốc?
Căn cứ tại Mục 34 Chương I Phần 1 Phụ lục V được ban hành kèm theo Thông tư 07/2024/TT-BYT - Hồ sơ mời thầu mua thuốc qua mạng áp dụng phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ:
Phần 1. THỦ TỤC ĐẤU THẦU
Chương I. CHỈ DẪN NHÀ THẦU
...
34. Thay đổi số lượng thuốc
34.1. Vào thời điểm trao hợp đồng hoặc trao thỏa thuận khung, Chủ đầu tư có quyền tăng hoặc giảm số lượng thuốc nêu trong Chương V - Phạm vi cung cấp với điều kiện sự thay đổi đó không vượt quá tỷ lệ quy định tại E-BDL và không có bất kỳ thay đổi nào về đơn giá hay các điều kiện, điều khoản khác của E-HSMT và E-HSDT. Tỷ lệ tăng, giảm khối lượng thuốc không vượt quá 10%.
34.2. Tùy chọn mua thêm:
Trước khi hợp đồng hết hiệu lực, Chủ đầu tư với nhà thầu thỏa thuận mua bổ sung khối lượng thuốc ngoài khối lượng nêu trong Chương V với điều kiện không vượt quá tỷ lệ quy định tại BDL và đáp ứng quy định tại khoản 8 Điều 39 của Luật Đấu thầu.
Phần công việc mua bổ sung phải tương tự với phần công việc nêu trong hợp đồng đã ký kết và đã có đơn giá. Khối lượng thuốc bổ sung này không được sử dụng để đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu. Đối với nhà thầu liên danh, việc phân chia trách nhiệm thực hiện khối lượng bổ sung theo tùy chọn mua thêm thực hiện theo tỷ lệ phân chia công việc theo hợp đồng đã ký, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
...
Như vậy, vào thời điểm trao thỏa thuận khung, Chủ đầu tư có quyền tăng hoặc giảm số lượng thuốc nêu trong Chương V - Phạm vi cung cấp với điều kiện sự thay đổi đó không vượt quá tỷ lệ quy định tại E-BDL và không có bất kỳ thay đổi nào về đơn giá hay các điều kiện, điều khoản khác của E-HSMT và E-HSDT.
Tỷ lệ tăng, giảm khối lượng thuốc không vượt quá 10%.
TỪ NGỮ VIẾT TẮT
CDNT | Chỉ dẫn nhà thầu |
BDL | Bảng dữ liệu đấu thầu |
E-HSMT | Hồ sơ mời thầu qua mạng |
E-HSDT | Hồ sơ dự thầu qua mạng |
ĐKC | Điều kiện chung của hợp đồng |
ĐKCT | Điều kiện cụ thể của hợp đồng |
VND | Đồng Việt Nam |
Mẫu 12b Thư chấp thuận E HSDT và trao thỏa thuận khung áp dụng đối với hình thức đấu thầu tập trung tại cơ sở y tế công lập? (Hình từ Internet)
Mẫu Thư chấp thuận E HSDT và trao thỏa thuận khung áp dụng đối với hình thức đấu thầu tập trung tại cơ sở y tế công lập?
Mẫu Thư chấp thuận E HSDT và trao thỏa thuận khung áp dụng đối với hình thức đấu thầu tập trung tại cơ sở y tế công lập là Mẫu số 12 (b) Phụ lục V được ban hành kèm theo Thông tư 07/2024/TT-BYT:
Tải về Mẫu số 12 (b). Thư chấp thuận E HSDT và trao thỏa thuận khung áp dụng đối với hình thức đấu thầu tập trung tại cơ sở y tế công lập
Trách nhiệm của các bên liên quan và hiệu lực thỏa thuận khung, thực hiện hợp đồng trong mua sắm tập trung thuốc là gì?
Trách nhiệm của các bên liên quan và hiệu lực thỏa thuận khung, thực hiện hợp đồng trong mua sắm tập trung thuốc được quy định tại Điều 20 Thông tư 07/2024/TT-BYT, cụ thể như sau:
(1) Cơ sở y tế có nhu cầu mua thuốc thuộc Danh mục thuốc đấu thầu tập trung phải căn cứ vào kết quả lựa chọn nhà thầu, nội dung thỏa thuận khung để hoàn thiện và ký kết hợp đồng với nhà thầu đã được lựa chọn thông qua mua sắm tập trung theo nguyên tắc đơn giá ký kết hợp đồng không được cao hơn đơn giá trong thỏa thuận khung đã được công bố.
Nhà thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 68 của Luật Đấu thầu.
(2) Nhà thầu được lựa chọn thông qua mua sắm tập trung có trách nhiệm cung cấp thuốc theo số lượng và tiến độ ghi trong hợp đồng đã ký với từng cơ sở y tế.
Đơn vị mua sắm tập trung có trách nhiệm phối hợp với các Đơn vị đầu mối và các nhà thầu trúng thầu điều tiết thực hiện hợp đồng để bảo đảm cung ứng đủ thuốc cho cơ sở y tế.
(3) Thời gian thực hiện gói thầu mua sắm tập trung thuốc (cấp quốc gia, cấp địa phương) được quy định trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng tối đa không quá 36 tháng, kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến ngày nghiệm thu, hoàn thành nghĩa vụ theo quy định trong hợp đồng.
(4) Các Sở Y tế, cơ sở y tế, Đơn vị đầu mối và Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương có trách nhiệm rà soát, tổng hợp nhu cầu về danh mục và số lượng thuốc của từng cơ sở y tế thuộc phạm vi quản lý và điều tiết việc thực hiện hợp đồng để bảo đảm sử dụng tối thiểu 80% số lượng thuốc của từng phần trong thỏa thuận khung, hoặc hợp đồng đã ký.
Đối với thuốc kiểm soát đặc biệt, dịch truyền và những tình huống khác sau khi báo cáo cơ quan có thẩm quyền, cơ sở y tế bảo đảm thực hiện tối thiểu 50% số lượng thuốc của từng phần trong thỏa thuận khung hoặc hợp đồng đã ký.
Đối với thuốc cấp cứu, thuốc giải độc, thuốc hiếm cơ sở y tế công lập thực hiện theo tình hình thực tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?