Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện giám sát đảng viên có các quyền và trách nhiệm gì trong giám sát?
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện giám sát đảng viên những nội dung gì?
“Giám sát” là việc theo dõi, phát hiện, xem xét; đánh giá kiến nghị nhằm tác động đối với cơ quan, tổ chức và cán bộ, đảng viên, đại biểu dân cử, công chức, viên chức nhà nước về việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước theo khoản 1 Điều 1 Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội (sau đây gọi là Quy chế) Ban hành kèm theo Quyết định 217-QĐ/TW năm 2013 giải thích.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Quy chế Ban hành kèm theo Quyết định 217-QĐ/TW năm 2013 quy định về phạm vi giám sát đối với cá nhân như sau:
Phạm vi giám sát
...
2- Đối với cá nhân
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội giám sát theo các nội dung quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 5 Quy chế này ở nơi công tác và nơi cư trú.
Tại khoản 2 Điều 5 Quy chế Ban hành kèm theo Quyết định 217-QĐ/TW năm 2013 quy định như sau:
Đối tượng và nội dung giám sát
1- Đối tượng giám sát
a) Các cơ quan, tổ chức từ Trung ương đến cơ sở.
b) Cán bộ, đảng viên, đại biểu dân cử, công chức,viên chức nhà nước (sau đây gọi chung là cá nhân).
2- Nội dung giám sát
Việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước (trừ những vấn đề thuộc bí mật quốc gia) của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Theo đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước (trừ những vấn đề thuộc bí mật quốc gia) của đảng viên ở nơi công tác và nơi cư trú.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Hình từ Internet)
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện giám sát đảng viên bằng những phương pháp nào?
Căn cứ theo Điều 7 Quy chế Ban hành kèm theo Quyết định 217-QĐ/TW năm 2013 quy định về phương pháp giám sát như sau:
Phương pháp giám sát
1- Hằng năm, căn cứ vào tình hình thực tiễn, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội có trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát báo cáo cấp ủy và chính quyền cùng cấp trước khi triển khai. Khi cần thiết có thể tổ chức giám sát ngoài kế hoạch.
Chương trình, kế hoạch giám sát được thống nhất với cơ quan quản lý nhà nước liên quan để hỗ trợ triển khai, bảo đảm giám sát thiết thực, đúng thực tế, có tác động tốt với đời sống chính trị, xã hội và nhân dân.
2- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội tiếp thu ý kiến phản ảnh của các thành viên, đoàn viên, hội viên, ý kiến của nhân dân, ý kiến của các chuyên gia và tổ chức khảo sát thực tế để có cơ sở kiến nghị với cơ quan Đảng, Nhà nước, cấp ủy và chính quyền cùng cấp.
3- Giám sát thông qua việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về dân chủ ở cơ sở, hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.
4- Giám sát thông qua nghiên cứu văn bản, tài liệu, báo cáo của các cơ quan, tổ chức; đơn, thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của các tổ chức, cá nhân gửi Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội và qua phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng.
5- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội tham gia các hoạt động giám sát do các cơ quan dân cử đề nghị.
Theo đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện giám sát đảng viên bằng những phương pháp cụ thể được quy định trên.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện giám sát đảng viên có quyền và trách nhiệm gì trong giám sát?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Quy chế Ban hành kèm theo Quyết định 217-QĐ/TW năm 2013 quy định về quyền và trách nhiệm trong giám sát như sau:
Quyền và trách nhiệm trong giám sát
1- Đối với chủ thể giám sát
a) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng kế hoạch giám sát; yêu cầu cơ quan, tổ chức được giám sát cung cấp thông tin về các vấn đề có liên quan đến nội dung giám sát.
b) Tổ chức đối thoại giữa chủ thể giám sát và đối tượng giám sát để làm rõ nội dung kiến nghị khi một trong hai bên có yêu cầu.
c) Gửi báo cáo kết quả giám sát bằng văn bản (văn bản phải được đóng dấu và có chữ ký của người có thẩm quyền) đến các cơ quan được quy định ở điều này; kiến nghị và theo dõi việc giải quyết của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
d) Định kỳ 6 tháng và hằng năm, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội Trung ương báo cáo kết quả giám sát với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội địa phương báo cáo kết quả giám sát với cấp ủy, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân cùng cấp để các cơ quan, tổ chức được báo cáo cho ý kiến về việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát.
đ) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan và cơ quan thông tin đại chúng phổ biến các điển hình tiên tiến, góp phần tạo phong trào thi đua học tập các điển hình tiên tiến.
e) Chịu trách nhiệm về những nội dung kết quả giám sát của tổ chức, đoàn thể mình.
...
Theo đó, đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là chủ thể giám sát, thực hiện giám sát đảng viên có các quyền và trách nhiệm trong giám sát được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?