Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra đời năm bao nhiêu? Khánh tiết, trang trí lễ kỷ niệm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thế nào?
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra đời năm bao nhiêu? Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là ngày nào?
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra đời năm bao nhiêu?
Ngày 10/9/1955, Đại hội Mặt trận Dân tộc Thống nhất họp tại Hà Nội đã quyết định thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và thông qua Cương lĩnh nhằm đoàn kết mọi lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình trong cả nước để đấu tranh chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai; xây dựng một nước Việt nam hoà bình thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
Lưu ý Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Đồng thời, theo Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2019 thì:
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có nhiệm vụ tập hợp, xây dựng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; giám sát và phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là ngày nào?
Căn cứ tại Điều 11 Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam 2015 về Ngày truyền thống và Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc:
Ngày truyền thống và Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc
Ngày 18 tháng 11 hằng năm là Ngày truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và là Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc.
Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là ngày 18 tháng 11 hằng năm.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra đời năm bao nhiêu? Khánh tiết, trang trí lễ kỷ niệm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thế nào? (Hình từ Internet)
Khánh tiết, trang trí lễ kỷ niệm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thế nào?
Khánh tiết, trang trí lễ kỷ niệm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được quy định tại Điều 10 Nghị định 111/2018/NĐ-CP, cụ thể:
Lễ kỷ niệm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được tổ chức trong hội trường hoặc ngoài trời.
A. Tổ chức trong hội trường (theo hướng từ dưới nhìn lên lễ đài)
- Treo Đảng kỳ và Quốc kỳ về phía bên trái của lễ đài; Đảng kỳ ở bên trái, Quốc kỳ ở bên phải;
- Tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt trên bục cao phía dưới giữa Đảng kỳ và Quốc kỳ. Trường hợp cờ được treo trên cột thì tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh được đặt chếch phía trước bên phải cột cờ;
- Tiêu đề buổi lễ được thể hiện bằng kiểu chữ chân phương, in hoa, đứng trên nền phông về phía bên phải lễ đài.
Địa danh và ngày, tháng, năm tổ chức lễ kỷ niệm được thể hiện bằng chữ in thường, nghiêng, ở hàng cuối cùng phía dưới tiêu đề lễ kỷ niệm.
Trường hợp có nội dung trao tặng, đón nhận danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng phải ghi đầy đủ danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng cao nhất được đón nhận;
- Bục phát biểu được đặt ở vị trí 1/3 chiều ngang của Lễ đài tính từ bên phải sang trái;
- Hoa trang trí đặt ở phía dưới, trước tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh; lẵng hoa do lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tặng được đặt ở vị trí trang trọng; việc đặt lẵng hoa, cây cảnh phải phù hợp với không gian của lễ đài, bảo đảm mỹ quan;
- Khẩu hiệu của buổi lễ được treo ở vị trí nổi bật, phù hợp với không gian hội trường. Nội dung khẩu hiệu do Ban Chỉ đạo quyết định;
- Bên ngoài hội trường trang trí cờ, băng rôn khẩu hiệu, tạo cảnh quan phù hợp với buổi lễ.
B. Tổ chức ngoài trời
- Lễ kỷ niệm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngoài trời được tổ chức tại quảng trường, sân vận động hoặc một địa điểm trang trọng khác do Ban Tổ chức quyết định;
- Lễ đài được thiết kế vững chắc, trang trí tương tự như tổ chức trong hội trường.
Trường hợp khu vực lễ đài đã có tượng, hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh thì không áp dụng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định 111/2018/NĐ-CP. Trường hợp trước lễ đài đã có cột cờ thì Quốc kỳ được treo trên cột cờ và không treo Quốc kỳ trên lễ đài.
Nguyên tắc tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống là gì?
Nguyên tắc tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống được quy định tại Điều 4 Nghị định 111/2018/NĐ-CP, cụ thể:
- Các hoạt động kỷ niệm được tổ chức trang trọng, an toàn, tiết kiệm, không phô trương, hình thức.
- Chỉ tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống khi có văn bản thành lập hoặc quyết định công nhận của cơ quan có thẩm quyền.
- Chỉ được tổ chức lễ kỷ niệm vào năm tròn. Trường hợp bộ, ngành, cấp tỉnh đồng thời có ngày thành lập, ngày tái lập, ngày truyền thống thì chỉ được lựa chọn một trong các ngày trên để tổ chức kỷ niệm.
- Không tặng quà và tổ chức chiêu đãi trong các hoạt động kỷ niệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?