Mặt hàng thực phẩm đông lạnh có thuộc danh mục hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất không? Điều kiện kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh cần đáp ứng những điều kiện gì?

Công ty chúng tôi mới thành lập, sắp tới chúng tôi có 1 lô hàng đông lạnh (chân gà, cánh gà... ) từ Nga tạm nhập cảng Hải Phòng và tái xuất qua Trung Quốc. Cho tôi hỏi mặt hàng thực phẩm đông lạnh có thuộc danh mục hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất không? Về các thủ tục pháp lý điều kiện để doanh nghiệp chúng tôi có thể tiến hành nhận lô hàng trên?

Mặt hàng thực phẩm đông lạnh có thuộc danh mục hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất không?

Căn cứ tại Điều 21 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định:

"Điều 21. Danh mục hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện
Ban hành kèm theo Nghị định này các Danh mục hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện sau:
1. Danh mục hàng thực phẩm đông lạnh kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện, quy định tại Phụ lục VII Nghị định này.
2. Danh mục hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện, quy định tại Phụ lục VIII Nghị định này.
3. Danh mục hàng hóa đã qua sử dụng kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện quy định tại Phụ lục IX Nghị định này."

Ngoài ra tại Điều 15 Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 36/2018/TT-BNNPTNT quy định:

"1. Động vật, sản phẩm động vật thủy sản trước khi thực hiện tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam, chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư này tới Cục Thú y theo một trong các hình thức: qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ gốc hoặc gửi trực tiếp."

Theo đó tại thì mặt hàng thực phẩm đông lạnh thuộc danh mục hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện, theo đó, doanh nghiệp phải được Bộ Công Thương cấp mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất. Bên cạnh đó thì hàng thực phẩm đông lạnh (chân gà, cánh gà…) tạm nhập, tái xuất phải kiểm dịch động vật.

Điều kiện kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh cần đáp ứng những điều kiện gì?

Căn cứ tại Điều 23 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định:

"Điều 23. Điều kiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh
Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh thuộc Phụ lục VII Nghị định này phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Có số tiền ký quỹ là 10 tỷ đồng Việt Nam nộp tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có kho, bãi theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Có kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh, cụ thể:
a) Kho, bãi có sức chứa tối thiểu là 100 công-ten-nơ lạnh loại 40 feet, diện tích tối thiểu là 1.500 m2. Kho, bãi được ngăn cách với bên ngoài bằng hàng rào cứng, được xây dựng với chiều cao tối thiểu là 2,5 m; có đường dành cho xe chở công-ten-nơ di chuyển ra vào kho, bãi; có cổng ra vào và biển hiệu của doanh nghiệp sử dụng kho, bãi.
b) Kho, bãi có đủ nguồn điện (gồm điện lưới và máy phát điện dự phòng có công suất tương đương) và các thiết bị chuyên dùng kèm theo để vận hành các công-ten-nơ lạnh theo sức chứa của kho, bãi.
c) Kho, bãi phải thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng thuê; phải nằm trong khu vực quy hoạch hệ thống kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh hoặc trong khu vực do Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới quy định sau khi thống nhất với Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính và Bộ Công Thương."

Theo đó công ty bạn kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh thuộc Phụ lục VII Nghị định này phải đáp ứng các điều kiện nêu trên.

Thực phẩm đông lạnh

Thực phẩm đông lạnh

Để được cấp mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất thì cần chuẩn bị hồ sơ và thực hiện quy trình như thế nào?

Căn cứ tại Điều 27 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định:

"Điều 27. Hồ sơ, quy trình cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất
1. Doanh nghiệp gửi 1 bộ hồ sơ đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất: 1 bản chính.
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của doanh nghiệp.
c) Văn bản của tổ chức tín dụng xác nhận về việc doanh nghiệp nộp số tiền ký quỹ theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 hoặc Điều 24 hoặc Điều 25 Nghị định này: 1 bản chính.
d) Tài liệu chứng minh doanh nghiệp sở hữu kho, bãi hoặc hợp đồng thuê kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh theo quy định tại Khoản 2 Điều 23 Nghị định này: 1 bản sao có đóng dấu của doanh nghiệp.
đ) Văn bản của cơ quan điện lực nơi doanh nghiệp có kho, bãi xác nhận về việc kho, bãi có đủ nguồn điện lưới để vận hành các công-ten-nơ lạnh theo sức chứa: 1 bản chính.
Trường hợp doanh nghiệp xin cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc hàng hóa đã qua sử dụng thì không phải nộp các giấy tờ nêu tại Điểm d và Điểm đ Khoản 1 Điều này.
2. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ.
3. Đối với Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh, trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương tiến hành kiểm tra hoặc ủy quyền cho Sở Công Thương cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có kho, bãi kiểm tra, xác nhận điều kiện về kho, bãi. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra điều kiện kho, bãi, Bộ Công Thương xem xét cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh cho doanh nghiệp.
Đối với Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt và Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng, trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất cho doanh nghiệp.
Trường hợp không cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Trường hợp bổ sung, sửa đổi Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất, cấp lại do mất, thất lạc Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất, doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị và các giấy tờ liên quan đến Bộ Công Thương. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét điều chỉnh, cấp lại Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất cho doanh nghiệp.
5. Trường hợp phải xác minh các tài liệu, giấy tờ liên quan trong hồ sơ đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất của doanh nghiệp, thời gian xử lý hồ sơ quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này tính từ thời điểm Bộ Công Thương nhận được văn bản trả lời của các cơ quan liên quan đối với việc xác minh."

Như vậy, để được cấp mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất thì cần chuẩn bị hồ sơ và thực hiện quy trình nêu trên.

Tạm nhập tái xuất
Kinh doanh tạm nhập tái xuất
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh phải nộp tiền ký quỹ bao nhiêu?
Pháp luật
Tạm nhập tái xuất phương tiện chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo phương thức quay vòng có cần phải có Giấy phép tạm nhập tái xuất không?
Pháp luật
Được tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ trong trường hợp nào? Hồ sơ đăng ký tái xuất hàng hóa qua cửa khẩu phụ?
Pháp luật
Phương tiện quay vòng theo phương thức tạm nhập tái xuất hoặc tạm xuất tái nhập để chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nào không cần phải có tờ khai hải quan?
Pháp luật
Thương nhân Việt Nam kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa có bị phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh không?
Pháp luật
Biện pháp giải tỏa, điều tiết hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất trên địa bàn được kích hoạt trong trường hợp nào?
Pháp luật
Thương nhân Việt Nam có được phép kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh không?
Pháp luật
Phế liệu có phải là hàng hóa được phép tạm nhập tái xuất? Tạm nhập hàng hóa để phục vụ đo kiểm, khảo nghiệm có cần giấy phép tạm nhập tái xuất hay không?
Pháp luật
Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất được lưu lại tại Việt Nam tối đa bao nhiêu ngày? Có được chia nhỏ hàng hóa trong quá trình vận chuyển không?
Pháp luật
Địa điểm làm thủ tục hải quan đối với phương tiện thi công tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để sản xuất, thi công xây dựng là ở đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tạm nhập tái xuất
2,438 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tạm nhập tái xuất Kinh doanh tạm nhập tái xuất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: