Mặt bằng giá thị trường là gì? Mặt bằng giá thị trường của hàng hóa biến động bất thường có thuộc trường hợp bình ổn giá không?

Mặt bằng giá thị trường là gì? Mặt bằng giá thị trường của hàng hóa biến động bất thường có thuộc trường hợp bình ổn giá không theo quy định của pháp luật hiện hành? Có bao nhiêu biện pháp bình ổn giá?

Mặt bằng giá thị trường là gì?

Theo khoản 5 Điều 4 Luật Giá 2023 quy định về giải thích từ ngữ như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
5. Mặt bằng giá thị trường là bình quân các mức giá phổ biến của hàng hóa, dịch vụ hoặc nhóm hàng hóa, dịch vụ trên thị trường trong một khoảng thời gian, không gian nhất định, được phản ánh thông qua chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất (nếu có).
...

Như vậy, mặt bằng giá thị trường là bình quân các mức giá phổ biến của hàng hóa, dịch vụ hoặc nhóm hàng hóa, dịch vụ trên thị trường trong một khoảng thời gian, không gian nhất định, được phản ánh thông qua chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất (nếu có).

Mặt bằng giá thị trường là gì? Mặt bằng giá thị trường của hàng hóa biến động bất thường có thuộc trường hợp bình ổn giá không?

Mặt bằng giá thị trường là gì? Mặt bằng giá thị trường của hàng hóa biến động bất thường có thuộc trường hợp bình ổn giá không? (Hình từ Internet)

Mặt bằng giá thị trường của hàng hóa biến động bất thường có thuộc trường hợp bình ổn giá không?

Theo Điều 18 Luật Giá 2023 quy định về nguyên tắc và các trường hợp bình ổn giá như sau:

Nguyên tắc và các trường hợp bình ổn giá
1. Nguyên tắc bình ổn giá được quy định như sau:
a) Công khai, minh bạch; hài hòa lợi ích giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ với người tiêu dùng;
b) Phù hợp với điều ước mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
c) Phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội, mục tiêu kiểm soát lạm phát;
d) Xác định rõ thời hạn và phạm vi thực hiện trên phạm vi cả nước hoặc tại địa phương.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, bình ổn giá trong các trường hợp sau đây:
a) Mặt bằng giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá biến động bất thường gây tác động lớn đến kinh tế - xã hội, sản xuất, kinh doanh, đời sống người dân;
b) Khi cơ quan có thẩm quyền ban bố tình trạng khẩn cấp, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh và mặt bằng giá thị trường hàng hóa, dịch vụ có biến động bất thường.

Như vậy, nếu mặt bằng giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá biến động bất thường gây tác động lớn đến kinh tế - xã hội, sản xuất, kinh doanh, đời sống người dân thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, bình ổn giá.

Khi cơ quan có thẩm quyền ban bố tình trạng khẩn cấp, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh và mặt bằng giá thị trường hàng hóa, dịch vụ có biến động bất thường thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, bình ổn giá.

Có bao nhiêu biện pháp bình ổn giá?

Theo Điều 19 Luật Giá 2023 quy định như sau:

Các biện pháp bình ổn giá
1. Các biện pháp bình ổn giá bao gồm:
a) Điều hòa cung cầu bao gồm: điều hòa sản xuất hàng hóa trong nước, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; điều hòa hàng hóa giữa các vùng, các địa phương trong nước thông qua việc tổ chức lưu thông hàng hóa; mua vào hoặc bán ra hàng dự trữ quốc gia, hàng dự trữ lưu thông;
b) Các biện pháp về tài chính, tiền tệ phù hợp với quy định của pháp luật;
c) Định giá cụ thể, giá tối đa, giá tối thiểu hoặc khung giá phù hợp với tính chất của từng loại hàng hóa, dịch vụ; việc định giá hàng hóa, dịch vụ được thực hiện theo các nguyên tắc, căn cứ, phương pháp quy định tại Mục 2 Chương này;
d) Áp dụng biện pháp hỗ trợ về giá phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
đ) Sử dụng quỹ bình ổn giá trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ đã được lập quỹ bình ổn giá.
Quỹ bình ổn giá là quỹ tài chính không nằm trong cân đối ngân sách nhà nước, được trích lập từ giá hàng hóa, dịch vụ và các nguồn tài chính hợp pháp khác và chỉ được sử dụng cho mục đích bình ổn giá. Chính phủ quyết định việc lập quỹ bình ổn giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá; quy định về quản lý, trích lập, chi sử dụng quỹ bình ổn giá và chịu trách nhiệm bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng quỹ.
2. Thời hạn áp dụng các biện pháp bình ổn giá do cơ quan có thẩm quyền quyết định biện pháp bình ổn giá xác định trên cơ sở xác định nguyên nhân của biến động giá; căn cứ tình hình thực hiện, diễn biến giá hàng hóa, dịch vụ trong thực tế có thể kết thúc bình ổn giá trước thời hạn hoặc gia hạn thời hạn áp dụng.

Như vậy, có 5 biện pháp bình ổn giá bao gồm:

- Điều hòa cung cầu bao gồm: điều hòa sản xuất hàng hóa trong nước, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; điều hòa hàng hóa giữa các vùng, các địa phương trong nước thông qua việc tổ chức lưu thông hàng hóa; mua vào hoặc bán ra hàng dự trữ quốc gia, hàng dự trữ lưu thông;

- Các biện pháp về tài chính, tiền tệ phù hợp với quy định của pháp luật;

- Định giá cụ thể, giá tối đa, giá tối thiểu hoặc khung giá phù hợp với tính chất của từng loại hàng hóa, dịch vụ; việc định giá hàng hóa, dịch vụ được thực hiện theo các nguyên tắc, căn cứ, phương pháp quy định tại Mục 2 Chương này;

- Áp dụng biện pháp hỗ trợ về giá phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

- Sử dụng quỹ bình ổn giá trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ đã được lập quỹ bình ổn giá.

+ Quỹ bình ổn giá là quỹ tài chính không nằm trong cân đối ngân sách nhà nước, được trích lập từ giá hàng hóa, dịch vụ và các nguồn tài chính hợp pháp khác và chỉ được sử dụng cho mục đích bình ổn giá. Chính phủ quyết định việc lập quỹ bình ổn giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá; quy định về quản lý, trích lập, chi sử dụng quỹ bình ổn giá và chịu trách nhiệm bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng quỹ.

Giá thị trường Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Giá thị trường
Bình ổn giá Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Bình ổn giá
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Giá bán buôn là gì?
Pháp luật
Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
Pháp luật
Giá cả thị trường là gì? Giá cả thị trường thay đổi theo quy luật cung cầu như thế nào? Nguyên tắc bình ổn giá là gì?
Pháp luật
CPI là gì? Dự báo biến động chỉ số CPI trên cơ sở nào? Trách nhiệm phân tích, công bố chỉ số CPI?
Pháp luật
Chỉ số MXV Index là gì? Mặt bằng giá thị trường hàng hóa có biến động phải thực hiện bình ổn giá?
Pháp luật
Mẫu phiếu khảo sát, thu thập thông tin giá thị trường mới nhất 2024 theo Thông tư 29/2024/TT-BTC như thế nào?
Pháp luật
Tổ chức kinh doanh có thể không thực hiện công khai mức giá của hàng hóa dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
Pháp luật
Biện pháp bình ổn giá điều hòa cung cầu gồm những gì? Phải xác định rõ thời hạn và phạm vi thực hiện khi thực hiện bình ổn giá đúng không?
Pháp luật
Trình tự, thủ tục đề nghị điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá từ ngày 10/7/2024 như thế nào?
Pháp luật
Trình tự, nội dung phê duyệt chủ trương bình ổn giá trong trường hợp biến động bất thường gây tác động đến kinh tế ra sao?
Pháp luật
Một số hoá chất khử trùng nước sau bão lụt thông dụng? Phòng bệnh ngoài da do nước theo hướng dẫn Bộ Y tế?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giá thị trường
Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
298 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giá thị trường Bình ổn giá

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giá thị trường Xem toàn bộ văn bản về Bình ổn giá

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào