Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước là gì và quản lý, vận hành theo nguyên tắc nào?
Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước là gì?
Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước được giải thích theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 27/2017/TT-BTTTT, được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 1 Điều 1 Thông tư 12/2019/TT-BTTTT cụ thể:
Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước là hệ thống thông tin quan trọng quốc gia, được sử dụng trong hoạt động truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước (sau đây gọi là mạng truyền số liệu chuyên dùng và viết tắt là “mạng TSLCD”). Mạng TSLCD bao gồm mạng TSLCD cấp I và mạng TSLCD cấp II.
2. Mạng TSLCD cấp I do Cục Bưu điện Trung ương trực tiếp quản lý, vận hành và khai thác, kết nối đến:
a) Văn phòng Trung ương Đảng, các ban Đảng Trung ương, các Đảng bộ trực thuộc Trung ương, các cơ quan trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương;
b) Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
c) Văn phòng Chủ tịch nước;
...
Theo đó, mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước là hệ thống thông tin quan trọng quốc gia, được sử dụng trong hoạt động truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước.
*Lưu ý: Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước viết tắt là: Mạng TSLCD
Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước (Hình từ Internet)
Quản lý, vận hành mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước theo nguyên tắc nào?
Nguyên tắc quản lý, vận hành mạng TSLCD của các cơ quan Đảng, Nhà nước quy định ở Điều 4 Thông tư 27/2017/TT-BTTTT cụ thể:
Nguyên tắc quản lý, vận hành mạng TSLCD
1. Quản lý, vận hành mạng TSLCD phải bảo đảm khai thác hiệu quả tài nguyên mạng và nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước.
2. Mạng TSLCD được quản lý, vận hành tập trung, thống nhất; được rà soát kiểm tra, đánh giá định kỳ hoặc đột xuất để bảo đảm an toàn, bảo mật và tính sẵn sàng cao trong quá trình vận hành và sử dụng.
3. Mạng TSLCD phải bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt, liên tục (24 giờ/ngày và 7 ngày/tuần).
Theo đó, quản lý, vận hành mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước theo nguyên tắc sau:
- Quản lý, vận hành mạng truyền số liệu chuyên dùng phải bảo đảm khai thác hiệu quả tài nguyên mạng và nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước.
- Mạng TSLCD được quản lý, vận hành tập trung, thống nhất; được rà soát kiểm tra, đánh giá định kỳ hoặc đột xuất để bảo đảm an toàn, bảo mật và tính sẵn sàng cao trong quá trình vận hành và sử dụng.
- Mạng TSLCD phải bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt, liên tục (24 giờ/ngày và 7 ngày/tuần).
Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước được cung cấp những danh mục dịch vụ nào?
Danh mục dịch vụ cung cấp trên mạng TSLCD các cơ quan Đảng, Nhà nước quy định tại Điều 5 Thông tư 27/2017/TT-BTTTT cụ thể:
Danh mục dịch vụ cung cấp trên mạng TSLCD
1. Dịch vụ cơ bản
a) Dịch vụ mạng riêng ảo (điểm điểm, đa điểm);
b) Dịch vụ kênh thuê riêng;
c) Dịch vụ truy nhập Internet chuyên dùng;
d) Dịch vụ hội nghị truyền hình;
đ) Dịch vụ thoại;
e) Các dịch vụ cơ bản khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền
thông.
2. Dịch vụ giá trị gia tăng
a) Dịch vụ thư thoại;
b) Dịch vụ thư điện tử;
c) Dịch vụ IPTV;
d) Dịch vụ thuê máy chủ ảo;
đ) Các dịch vụ giá trị gia tăng khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Dịch vụ cộng thêm
a) Các dịch vụ cộng thêm của thoại IP, gồm: dịch vụ hiển thị số chủ gọi, dịch vụ chờ cuộc gọi, dịch vụ chuyển cuộc gọi, dịch vụ chặn cuộc gọi, dịch vụ quay số tắt;
b) Các dịch vụ cộng thêm khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Như vậy, mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước được cung cấp những danh mục dịch vụ sau:
- Dịch vụ cơ bản
+ Dịch vụ mạng riêng ảo (điểm điểm, đa điểm);
+ Dịch vụ kênh thuê riêng;
+ Dịch vụ truy nhập Internet chuyên dùng;
+ Dịch vụ hội nghị truyền hình;
+ Dịch vụ thoại;
+ Các dịch vụ cơ bản khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền
thông.
- Dịch vụ giá trị gia tăng
+ Dịch vụ thư thoại;
+ Dịch vụ thư điện tử;
+ Dịch vụ IPTV;
+ Dịch vụ thuê máy chủ ảo;
+ Các dịch vụ giá trị gia tăng khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Dịch vụ cộng thêm
+ Các dịch vụ cộng thêm của thoại IP, gồm: dịch vụ hiển thị số chủ gọi, dịch vụ chờ cuộc gọi, dịch vụ chuyển cuộc gọi, dịch vụ chặn cuộc gọi, dịch vụ quay số tắt;
+ Các dịch vụ cộng thêm khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?
- Thành viên tạo lập thị trường là gì? Thành viên tạo lập thị trường được đồng thời thực hiện các giao dịch nào?
- Người đại diện của người bệnh thành niên có phải là thân nhân của người bệnh không? Có được lựa chọn người đại diện cho mình không?
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hoạt động trong những lĩnh vực nào thì được giảm thuế TNDN?
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?