Mang súng cầm tay lên máy bay có thể bị xử lý hành chính với mức phạt tiền đến 20 triệu đúng không?
Súng cầm tay có phải vũ khí quân dụng?
Tại Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ sửa đổi 2019 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.
2. Vũ khí quân dụng bao gồm:
a) Vũ khí được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định của Luật này để thi hành công vụ, bao gồm:
Súng cầm tay: súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu;
...
Như vậy, súng cầm tay bao gồm súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu là vũ khí quân dụng.
Mang súng cầm tay lên máy bay có thể bị xử lý hành chính với mức phạt tiền đến 20 triệu đúng không? (hình từ Internet)
Những đối tượng nào được trang bị súng cầm tay?
Tại Điều 18 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định về các đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng như sau:
Đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng
1. Đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng bao gồm:
a) Quân đội nhân dân;
b) Dân quân tự vệ;
c) Cảnh sát biển;
d) Công an nhân dân;
đ) Cơ yếu;
e) Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
g) Kiểm lâm, Kiểm ngư;
h) An ninh hàng không;
i) Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị vũ khí quân dụng đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Cảnh sát biển và Cơ yếu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.
3. Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị vũ khí quân dụng đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.
Như vậy, những đối tượng sau có thể được trang bị súng cầm tay:
- Quân đội nhân dân;
- Dân quân tự vệ;
- Cảnh sát biển;
- Công an nhân dân;
- Cơ yếu;
- Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm lâm, Kiểm ngư;
- An ninh hàng không;
- Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan.
Mang súng cầm tay lên máy bay có thể bị xử lý hành chính với mức phạt tiền đến 20 triệu đúng không?
Theo Điều 26 Nghị định 162/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay; trên chuyến bay; tại nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không
...
7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng (mười lăm triệu đồng) đến 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tung tin hoặc cung cấp thông tin sai về việc có súng, đạn, bom, mìn, vật liệu nổ, chất nổ, chất phóng xạ, vũ khí sinh, hóa học gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hoạt động hàng không dân dụng mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Cung cấp các thông tin sai có thể gây uy hiếp an toàn của tàu bay trên mặt đất; an toàn của hành khách, tổ bay, nhân viên mặt đất hoặc người tại cảng hàng không, sân bay và công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Đưa chất nổ, vật liệu nổ, vũ khí quân dụng, chất cháy vào khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay trái quy định mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đồng thời tại Điều 3 Nghị định 162/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc áp dụng
1. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với các tổ chức, trừ mức phạt tiền quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 6; điểm i, k khoản 1 Điều 7; khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 8; khoản 1, 2, 4, 5, 6 Điều 9; khoản 1, 2 và điểm a, b khoản 5 Điều 10; khoản 1, 2, 3, 4 và điểm g khoản 5 Điều 11; khoản 1 Điều 12; điểm b, c khoản 1 và điểm a, c khoản 2 Điều 14; khoản 1, 2 và điểm a, d, đ khoản 3, khoản 4, 5 Điều 15; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 16; khoản 1, 2 Điều 17; khoản 1 và điểm a, b, d khoản 2 Điều 18; khoản 1, 2 Điều 19; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 21; khoản 1, 2 Điều 24; khoản 1, 2, 3 Điều 25; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 26; điểm a, b, đ khoản 1 Điều 27; khoản 1, 2, 3 và điểm a khoản 4, điểm b khoản 5 Điều 28; khoản 1, 2, 3 Điều 30 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Chương III của Nghị định này là thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần đối với cá nhân.
Như vậy, trường hợp cá nhân mang súng cầm tay lên máy bay trái quy định mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử lý hành chính với mức phạt tiền có thể lên tới 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng).
Với tổ chức mức xử phạt sẽ nhân mức phạt tiền sẽ nhân hai là 40.000.000 đồng với cùng hành vi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?