Màn hình máy tính có phải dán nhãn năng lượng không? Thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện hay bắt buộc?
Màn hình máy tính có phải dán nhãn năng lượng không?
Dán nhãn năng lượng là việc dán, gắn, in, khắc nhãn năng lượng lên sản phẩm, bao bì. Trong đó, nhãn năng lượng là nhãn cung cấp thông tin về loại năng lượng sử dụng, mức tiêu thụ năng lượng, hiệu suất năng lượng và các thông tin khác giúp người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng theo khoản 7, khoản 8 Điều 3 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010 giải thích.
Nhóm thiết bị văn phòng và thương mại phải dán nhãn năng lượng và áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu được quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định 04/2017/QĐ-TTg như sau:
Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng và áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu
1. Nhóm thiết bị gia dụng gồm: Đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn huỳnh quang compact, chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang, máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, máy giặt sử dụng trong gia đình, nồi cơm điện, quạt điện, máy thu hình, đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ.
2. Nhóm thiết bị văn phòng và thương mại gồm: Máy phôtô copy, màn hình máy tính, máy in, tủ giữ lạnh thương mại, máy tính xách tay.
3. Nhóm thiết bị công nghiệp gồm: Máy biến áp phân phối, động cơ điện.
4. Nhóm phương tiện giao thông vận tải gồm: Xe ô tô con loại 9 chỗ trở xuống, xe mô tô, xe gắn máy.
Như vậy, màn hình máy tính thuộc nhóm thiết bị văn phòng và thương mại phải dán nhãn năng lượng theo quy định trên.
Dán nhãn năng lượng đối với màn hình máy tính (Hình từ Internet)
Đối với màn hình máy tính, thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện hay bắt buộc?
Lộ trình thực hiện dán nhãn năng lượng đối với màn hình máy tính được quy định tại khoản 2 Điều 2 Quyết định 04/2017/QĐ-TTg như sau:
Lộ trình thực hiện dán nhãn năng lượng
...
2. Đối với nhóm thiết bị văn phòng và thương mại
a) Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với tủ giữ lạnh thương mại;
b) Thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với: Máy phôtô copy, màn hình máy tính, máy in;
c) Thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với máy tính xách tay đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019;
d) Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với máy tính xách tay từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.
3. Đối với nhóm phương tiện giao thông vận tải (sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới):
a) Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với xe ô tô con loại 7 chỗ trở xuống;
b) Thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với xe ô tô con loại trên 7 chỗ đến 9 chỗ đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017; xe mô tô, xe gắn máy đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019;
c) Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với: Xe ô tô con loại trên 07 chỗ đến 09 chỗ từ ngày 01 tháng 01 năm 2018; xe mô tô, xe gắn máy từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.
4. Khuyến khích thực hiện việc dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với phương tiện, thiết bị không thuộc danh mục quy định tại Điều 1 Quyết định này.
Theo đó, lộ trình thực hiện dán nhãn năng lượng đối với màn hình máy tính thuộc nhóm thiết bị văn phòng và thương mại như sau:
- Thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện màn hình máy tính;
Đặc biệt, khuyến khích thực hiện việc dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với phương tiện, thiết bị không thuộc danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng và áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu.
Ai có trách nhiệm hướng dẫn việc dán nhãn năng lượng đối với màn hình máy tính?
Trách nhiệm hướng dẫn việc dán nhãn năng lượng cho đối với màn hình máy tính phải dán nhãn năng lượng được quy định tại khoản 1 Điều 5 Quyết định 04/2017/QĐ-TTg như sau:
Tổ chức thực hiện
1. Bộ Công Thương có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc dán nhãn năng lượng cho các nhóm phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng tại các khoản 1, 2 Điều 2 Quyết định này;
b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung danh mục các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải dán nhãn năng lượng;
c) Xây dựng và triển khai các giải pháp hỗ trợ thực hiện lộ trình dán nhãn năng lượng quy định tại Điều 4 Quyết định này.
2. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc dán nhãn năng lượng cho các phương tiện, thiết bị quy định tại khoản 3 Điều 2 Quyết định này.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn quốc gia về hiệu suất năng lượng và mức hiệu suất năng lượng tối thiểu của các phương tiện, thiết bị phù hợp với lộ trình dán nhãn năng lượng;
b) Ban hành tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng cho các phương tiện, thiết bị thuộc danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng và áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu phù hợp với lộ trình thực hiện quy định tại Điều 2 và Điều 3 Quyết định này;
c) Soát xét và công bố 05 năm một lần tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng, mức hiệu suất năng lượng tối thiểu.
...
Theo quy định trên, Bộ Công Thương có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện việc dán nhãn năng lượng cho nhóm thiết bị văn phòng và thương mại, trong đó có màn hình máy tính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?