Mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng là gì? Phải có giấy phép lao động mới được cấp chứng chỉ hành nghề đúng không?
Mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng là gì?
Mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được quy định tại Điều 3 Nghị định 15/2021/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
...
18. Người đề nghị thẩm định là chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân được người quyết định đầu tư hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư để trình thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng.
19. Mã số chứng chỉ hành nghề là dãy số có 08 chữ số dùng để quản lý chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân. Mỗi cá nhân tham gia hoạt động xây dựng khi đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề lần đầu theo quy định của Nghị định này được cấp một mã số chứng chỉ hành nghề. Mã số chứng chỉ hành nghề không thay đổi khi cá nhân đề nghị cấp lại hoặc điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề đã được cấp.
20. Mã số chứng chỉ năng lực là dãy số có 08 chữ số dùng để quản lý chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức. Mỗi tổ chức tham gia hoạt động xây dựng khi đề nghị cấp chứng chỉ năng lực lần đầu theo quy định của Nghị định này được cấp một mã số chứng chỉ năng lực. Mã số chứng chỉ năng lực không thay đổi khi tổ chức đề nghị cấp lại hoặc điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ năng lực đã được cấp.
Như vậy, mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng là dãy số có 08 chữ số dùng để quản lý chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân.
Mỗi cá nhân tham gia hoạt động xây dựng khi đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề lần đầu được cấp một mã số chứng chỉ hành nghề.
Mã số chứng chỉ hành nghề không thay đổi khi cá nhân đề nghị cấp lại hoặc điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề đã được cấp.
Mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng là gì? (Hình từ Internet)
Phải có giấy phép lao động mới được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng đúng không?
Điều kiện chung để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được quy định tại Điều 66 Nghị định 15/2021/NĐ-CP như sau:
Điều kiện chung để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề khi đáp ứng các điều kiện sau:
1. Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy tờ về cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
2. Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau:
a) Hạng I: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên;
b) Hạng II: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 04 năm trở lên;
c) Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 02 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 03 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp.
3. Đạt yêu cầu sát hạch đối với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
Theo đó, một trong những điều kiện chung để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng là phải có giấy tờ về cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Như vậy, pháp luật chỉ yêu cầu giấy phép lao động (hoặc giấy tờ về cư trú) đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Cá nhân thực hiện những hoạt động xây dựng nào thì không cần phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng?
Cá nhân không yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng khi thực hiện các hoạt động xây dựng được quy định tại khoản 3 Điều 62 Nghị định 15/2021/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP) như sau
(1) Thiết kế, giám sát hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình;
(2) Thiết kế, giám sát công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình; giám sát thi công nội thất công trình;
(3) Các hoạt động xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ quy định tại điểm b khoản 7 Điều 79 Luật Xây dựng 2014; công viên cây xanh; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?