Mã sản phẩm là gì? Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã sản phẩm được đăng ký cấp mới trong trường hợp nào?
Mã sản phẩm là gì?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BKHCN quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Mã số là một dãy số hoặc chữ được sử dụng để định danh sản phẩm, dịch vụ, địa điểm, tổ chức, cá nhân;
2. Mã vạch là phương thức lưu trữ và truyền tải thông tin của mã số bằng: loại ký hiệu vạch tuyến tính (mã vạch một chiều); tập hợp điểm (Data Matrix, QRcode, PDF417 và các mã vạch hai chiều khác); chip nhận dạng qua tần số vô tuyến (RFID) và các công nghệ nhận dạng khác;
3. GS1 là tên viết tắt của tổ chức Mã số, Mã vạch quốc tế, xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn quốc tế về mã số, mã vạch, quy định các thủ tục quản lý, sử dụng và cung cấp các dịch vụ có liên quan. Tổ chức GS1 có các thành viên làm đại diện tại mỗi nước, tại Việt Nam là GS1 Việt Nam;
4. Tiền tố mã quốc gia Việt Nam “893” do tổ chức GS1 cấp cho GS1 Việt Nam.
5. Tiền tố mã doanh nghiệp là dãy số gồm tiền tố mã quốc gia và số định danh của doanh nghiệp hoặc cá nhân đăng ký mã số, mã vạch;
...
Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể như thế nào là mã sản phẩm.
Tuy nhiên, trên thực tế, có thể thấy mã sản phẩm bao gồm mã vạch và một dãy số ở dưới cách vạch.
Căn cứ quy định trên thì có thể hiểu mã sản phẩm là một dãy ký tự, bao gồm:
- Mã số hàng hóa: một dãy số hoặc chữ được sử dụng để định danh sản phẩm, dịch vụ, địa điểm, tổ chức, cá nhân;
- Mã vạch: phương thức lưu trữ và truyền tải thông tin của mã số bằng: loại ký hiệu vạch tuyến tính (mã vạch một chiều); tập hợp điểm (Data Matrix, QRcode, PDF417 và các mã vạch hai chiều khác); chip nhận dạng qua tần số vô tuyến (RFID) và các công nghệ nhận dạng khác
Mã sản phẩm là gì? (Hình từ Internet)
Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã sản phẩm được đăng ký cấp mới trong trường hợp nào?
Trường hợp được cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã sản phẩm được quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 10/2020/TT-BKHCN như sau:
Hướng dẫn thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch
1. Thực hiện cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch cho các đối tượng sau:
a) Tổ chức, cá nhân chưa đăng ký sử dụng mã số, mã vạch;
b) Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch có nhu cầu đăng ký cấp mới trong các trường hợp sau:
b1) Đã sử dụng hết quỹ mã số được cấp;
b2) Đăng ký bổ sung mã GLN;
b3) Bị thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch nhưng đã đủ điều kiện cấp lại theo quy định pháp luật;
b4) Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch hết thời hạn hiệu lực.
2. Thực hiện cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch cho các đối tượng sau:
Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch và Giấy chứng nhận còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất, hư hỏng hoặc thay đổi thông tin về tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân.
...
Như vậy, theo quy định, tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã sản phẩm nếu có nhu cầu thì được đăng ký cấp mới trong các trường hợp sau:
(1) Đã sử dụng hết quỹ mã số được cấp;
(2) Đăng ký bổ sung mã GLN (Mã số địa điểm toàn cầu);
(3) Bị thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã sản phẩm nhưng đã đủ điều kiện cấp lại theo quy định pháp luật;
(4) Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã sản phẩm hết thời hạn hiệu lực.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã sản phẩm được cấp mới có thời hạn hiệu lực bao lâu?
Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận được quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư 10/2020/TT-BKHCN như sau:
Hướng dẫn thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch
...
3. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận một cửa của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính đến Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, thực hiện theo quy định tại Điều 19c Nghị định số 132/2008/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP và thực hiện kê khai theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này.
4. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận
a) Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch trong trường hợp cấp mới không quá 03 năm kể từ ngày cấp theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 19c Nghị định số 132/2008/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP.
b) Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch trong trường hợp cấp lại ghi theo thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch đã được cấp.
Như vậy, theo quy định, Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã sản phẩm được cấp mới có thời hạn hiệu lực không quá 03 năm kể từ ngày cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?
- Cơ quan nhà nước phải cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình khi nào? Công tác quản trị nội bộ trên môi trường điện tử gồm những hoạt động nào?
- Ngày 28 11 là ngày sinh của ai? 28/11/2024 là thứ mấy? 28 11 2024 có phải ngày lễ lớn ở Việt Nam hay không?
- 3rd December Sweater là gì? Ngày 3 12 có sự kiện gì? Ngày 3 12 có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam hay không?
- Trình tự, thủ tục xác nhận kế hoạch sản xuất xăng dầu và tiêu thụ sản phẩm xăng dầu được tiến hành như thế nào?