Trường hợp nào được xem là xuất khẩu tại chỗ? Trị giá hóa đơn trên tờ khai xuất trả hàng gia công được xác định như thế nào?

Em có hai câu hỏi: 1. Hai trường hợp dưới đây có phải là xuất nhập khẩu tại chỗ không? (vì thành phẩm được sản xuất ở Việt Nam và hàng được giao cũng ở Việt Nam). Khi mở tờ khai xuất trả hàng gia công, sẽ mở tờ khai loại hình E52 hay E56? 2. Trị giá hóa đơn trên tờ khai xuất trả hàng gia công được xác định như thế nào? Thông tư hướng dẫn là thông tư nào? Công ty A là công ty 100% vốn Việt Nam, nhận gia công thành phẩm cho 1 công ty B ở nước ngoài (công ty B là công ty thuê gia công), có hai trường hợp nhau sau: Trường hợp 1: Công ty B ký hợp đồng bán hàng cho 1 công ty C tại Việt Nam. Trường hợp 2: Công ty B ký hợp đồng bán hàng cho 1 công ty D ở nước ngoài, nhưng được công ty D chỉ định giao hàng cho công ty E (là công ty con của công ty D) ở Việt Nam. Thành phẩm sau khi gia công bên B đã thuê 1 bên công ty vận chuyển tại Việt Nam, giao thẳng hàng cho công ty C (hoặc công ty E).

Khi nào được xem là xuất nhập khẩu tại chỗ?

Căn cứ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan đổi với việc xuất nhập khẩu hàng hóa tại chỗ như sau:

“Điều 86. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ gồm:
c) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam
...”

Theo quy định trên, trường hợp công ty thực hiện hợp đồng có thoả thuận xuất khẩu cho thương nhân nước ngoài nhưng chỉ định giao hàng cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam, đồng thời hợp đồng nhập khẩu của thương nhân mua hàng trong nước có điều khoản nhận hàng từ doanh nghiệp khác tại Việt Nam thì đây là xuất nhập khẩu tại chỗ.

Xuất nhập khẩu tại chỗ

Loại hình tờ khai nào sẽ được mở khi xuất trả hàng gia công?

Căn cứ hướng dẫn tại số thứ tự 7 Mục II Công văn 2765/TCHQ-GSQL ngày 01/04/2015 của Tổng cục Hải quan quy định:

"Mã loại hình E56 – Xuất sản phẩm gia công giao hàng tại nội địa: Sử dụng trong trường hợp xuất sản phẩm gia công cho đối tác nước ngoài có chỉ định giao hàng tại Việt Nam, bao gồm cả trường hợp xuất khẩu sản phẩm gia công chuyển tiếp.
Lưu ý: Trường hợp này phải khai các chỉ tiêu thông tin về XNK tại chỗ như mã điểm đích vận chuyển bảo thuế và chỉ tiêu số quản lý nội bộ."

Như vậy, công ty cần xác định điều kiện về thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ nêu trên và hướng dẫn về loại hình E56 để mở tờ khai cho phù hợp.

Trị giá hóa đơn trên tờ khai xuất trả hàng gia công được xác định như thế nào?

Căn cứ khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 4 Thông tư 39/2015/TT-BTC (được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC) thì nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định như sau:

(1) Nguyên tắc:

- Trị giá hải quan là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F), được xác định bằng cách áp dụng tuần tự các phương pháp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều này và dừng ngay tại phương pháp xác định được trị giá hải quan.

- Việc xác định trị giá hải quan phải căn cứ vào chứng từ, tài liệu, số liệu khách quan, định lượng được.

- Nguyên tắc phân bổ:

Các khoản chi phí nêu tại khoản 2 Điều này được tính cho từng loại hàng hóa xuất khẩu. Trường hợp lô hàng có nhiều loại hàng hóa khác nhau nhưng chi phí chưa được tính chi tiết cho từng loại hàng hóa thì phân bổ theo một trong các cách sau:

+ Theo giá bán của từng loại hàng hóa;

+ Theo trọng lượng hoặc thể tích hoặc số lượng của từng loại hàng hóa.

(2) Phương pháp xác định giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất

- Giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất là giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại và các khoản chi phí liên quan đến hàng hóa xuất khẩu tính đến cửa khẩu xuất phù hợp với các chứng từ có liên quan nếu các khoản chi phí này chưa bao gồm trong giá bán của hàng hóa.

- Cách thức xác định:

+ Trường hợp hàng hóa xuất khẩu không được giao tại cửa khẩu xuất:

++ Nếu địa điểm giao hàng ở ngoài lãnh thổ Việt Nam thì giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất được xác định trên cơ sở giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại, trừ phí bảo hiểm quốc tế (I, nếu có), phí vận tải quốc tế (F) từ cửa khẩu xuất đến địa điểm giao hàng;

++ Nếu địa điểm giao hàng ở trong nội địa Việt Nam thì giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất được xác định trên cơ sở giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại, cộng thêm các chi phí sau đây:

+++ Phí vận tải nội địa và các chi phí có liên quan đến vận chuyển hàng hóa xuất khẩu từ địa điểm giao hàng đến cửa khẩu xuất, bao gồm cả chi phí thu gom hàng hóa, thuê kho, bãi, bốc, dỡ, xếp hàng lên, xuống phương tiện vận tải cho đến cửa khẩu xuất;

+++ Phí bảo hiểm của hàng hóa xuất khẩu từ địa điểm giao hàng đến cửa khẩu xuất (nếu có);

+++ Chi phí khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu phát sinh từ địa điểm giao hàng đến cửa khẩu xuất (nếu có).

- Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá hải quan theo phương pháp này bao gồm (mỗi chứng từ 01 bản chụp):

++ Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại;

++ Chứng từ, tài liệu liên quan đến các chi phí của hàng hóa xuất khẩu tính đến cửa khẩu xuất (nếu có);

++ Chứng từ, tài liệu khác liên quan đến giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất (nếu có)

(3) Phương pháp giá bán của hàng hóa xuất khẩu giống hệt hoặc tương tự tại cơ sở dữ liệu trị giá hải quan

- Trị giá hải quan của hàng hóa xuất khẩu theo phương pháp này được xác định từ giá bán của hàng hóa xuất khẩu giống hệt hoặc tương tự tại cơ sở dữ liệu trị giá hải quan sau khi quy đổi về giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất tại thời điểm gần nhất so với ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu của lô hàng đang được xác định trị giá.

(4) Phương pháp giá bán của hàng hóa giống hệt hoặc tương tự tại thị trường Việt Nam

- Trị giá hải quan của hàng hóa theo phương pháp này được xác định từ giá bán của hàng hóa giống hệt hoặc tương tự tại thị trường Việt Nam ghi trên hóa đơn bán hàng tại thời điểm gần nhất so với ngày đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu của lô hàng đang được xác định trị giá cộng với phí vận tải nội địa và các chi phí khác có liên quan để đưa hàng hóa đến cửa khẩu xuất.

- Giá bán hàng hóa giống hệt hoặc tương tự với hàng xuất khẩu tại thị trường Việt Nam phải được thể hiện trên sổ sách kế toán, chứng từ kế toán và được ghi chép, phản ánh theo quy định của pháp luật về kế toán Việt Nam. Trường hợp có nhiều mức giá bán tại cùng một thời điểm thì lấy mức giá bán có số lượng bán lũy kế lớn nhất.

- Phí vận tải nội địa và các chi phí có liên quan để đưa hàng hóa đến cửa khẩu xuất chỉ cộng vào trị giá hải quan khi có chứng từ, tài liệu khách quan, định lượng được.

- Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá hải quan theo phương pháp này bao gồm (mỗi chứng từ 01 bản chụp):

+ Hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính;

+ Chứng từ, tài liệu về phí vận tải nội địa, chi phí sử dụng để xác định trị giá hải quan quy định tại điểm a khoản này.

Cho nên, công ty có thể căn cứ các quy định trên để xác định trị giá hàng xuất khẩu và thông lệ về điều kiện giao hàng theo Incoterm phiên bản mới nhất đối với sản phẩm gia công giao hàng trong nước để khai báo cho phù hợp quy định theo thông tư hướng dẫn là Thông tư 39/2015/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 60/2019/TT-BTC).

Xuất khẩu Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Xuất khẩu:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hạn ngạch thuế quan xuất khẩu là gì? Tại sao phải quản lý nhập khẩu bằng hạn ngạch và thẩm quyền áp dụng quy định ra sao?
Pháp luật
Thời gian để hoàn thuế nguyên, phụ liệu A12 dùng trong sản xuất xuất khẩu thì trong thời gian bao lâu?
Pháp luật
Doanh nghiệp lần đầu tiên xuất khẩu hàng ra nước ngoài có lưu ý gì không? Pháp luật quy định vấn đề gì không?
Pháp luật
Những hàng hóa nào phải xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ? Quy định về chứng từ vận chuyển trong xuất khẩu, nhập khẩu?
Pháp luật
Cục Thuế Hà Nội giải đáp về việc xuất khẩu kim loại hiếm Metaroid (thiên thạch) có phải chịu thuế giá trị gia tăng hay không?
Pháp luật
Doanh nghiệp chế xuất xuất nhập khẩu hàng hóa tại chỗ có cần xuất hóa đơn thương mại không?
Pháp luật
Doanh nghiệp muốn đăng ký hoạt động xuất nhập khẩu thì phải làm như thế nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Trường hợp nào được xem là xuất khẩu tại chỗ? Trị giá hóa đơn trên tờ khai xuất trả hàng gia công được xác định như thế nào?
Pháp luật
Khi nào áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu trong quản lý ngoại thương? Gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ gỗ rừng tự nhiên trong nước có được xuất khẩu ra nước ngoài không?
Pháp luật
Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa là gì? Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu được quy định cụ thể như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xuất khẩu
3,043 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xuất khẩu
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào