Mã định danh điện tử của các cơ quan, tổ chức là gì? Mã định danh điện tử của các bộ, ngành, địa phương có bao nhiêu ký tự?
Mã định danh điện tử của các cơ quan, tổ chức là gì?
Mã định danh điện tử của các cơ quan, tổ chức được quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 20/2020/QĐ-TTg như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Quyết định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Mã định danh điện tử của các cơ quan, tổ chức là chuỗi ký tự để phân biệt, xác định duy nhất các cơ quan, tổ chức khi kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương.
...
Theo đó, mã định danh điện tử của các cơ quan, tổ chức là chuỗi ký tự để phân biệt, xác định duy nhất các cơ quan, tổ chức khi kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương.
Mã định danh điện tử của các cơ quan, tổ chức là gì? Mã định danh điện tử của các bộ, ngành, địa phương có bao nhiêu ký tự? (Hình từ Internet)
Mã định danh điện tử của các bộ, ngành, địa phương có bao nhiêu ký tự?
Độ dài mã định danh điện tử của các bộ, ngành, địa phương được quy định tại khoản 1 Điều 4 Quyết định 20/2020/QĐ-TTg như sau:
Mã định danh điện tử của các bộ, ngành, địa phương
1. Mã định danh điện tử của các bộ, ngành, địa phương là chuỗi ký tự có độ dài tối đa là 35 ký tự và được chia thành các nhóm ký tự. Các ký tự gồm: dấu chấm (.), các chữ số từ 0 đến 9 và các chữ cái từ A đến Z (dạng viết hoa trong bảng chữ cái tiếng Anh). Mỗi nhóm ký tự được sử dụng để xác định các cơ quan, tổ chức tại cấp tương ứng; các nhóm ký tự được phát triển từ trái qua phải và được phân tách với nhau bằng dấu chấm.
2. Nhóm ký tự thứ nhất, ở vị trí ngoài cùng bên trái trong Mã định danh điện tử của các bộ, ngành, địa phương quy định tại khoản 1 Điều này để xác định các cơ quan, tổ chức cấp 1 (gọi là Mã cấp 1). Mã cấp 1 có dạng MX1X2, trong đó: M là chữ cái trong phạm vi từ A đến Y; X1, X2 nhận giá trị là một trong các chữ số từ 0 đến 9. Quy định chi tiết cơ quan, tổ chức cấp 1 và Mã cấp 1 của các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức đặc thù tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này.
3. Các nhóm ký tự nối tiếp sau Mã cấp 1 trong Mã định danh điện tử của các cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này lần lượt xác định các cơ quan, tổ chức từ cấp 2 trở đi; cơ quan, tổ chức tại một cấp nhất định trừ cấp 1 là các đơn vị thuộc, trực thuộc cơ quan, tổ chức cấp liền trước.
Theo đó, mã định danh điện tử của các bộ, ngành, địa phương là chuỗi ký tự có độ dài tối đa là 35 ký tự và được chia thành các nhóm ký tự.
Các ký tự gồm: dấu chấm (.), các chữ số từ 0 đến 9 và các chữ cái từ A đến Z (dạng viết hoa trong bảng chữ cái tiếng Anh). Mỗi nhóm ký tự được sử dụng để xác định các cơ quan, tổ chức tại cấp tương ứng; các nhóm ký tự được phát triển từ trái qua phải và được phân tách với nhau bằng dấu chấm.
Lưu ý:
- Nhóm ký tự thứ nhất, ở vị trí ngoài cùng bên trái trong Mã định danh điện tử của các bộ, ngành, địa phương quy định tại khoản 1 Điều 4 Quyết định 20/2020/QĐ-TTg để xác định các cơ quan, tổ chức cấp 1 (gọi là Mã cấp 1).
+ Mã cấp 1 có dạng MX1X2, trong đó: M là chữ cái trong phạm vi từ A đến Y; X1, X2 nhận giá trị là một trong các chữ số từ 0 đến 9. Quy định chi tiết cơ quan, tổ chức cấp 1 và Mã cấp 1 của các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức đặc thù tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định 20/2020/QĐ-TTg.
- Các nhóm ký tự nối tiếp sau Mã cấp 1 trong Mã định danh điện tử của các cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều 4 Quyết định 20/2020/QĐ-TTg lần lượt xác định các cơ quan, tổ chức từ cấp 2 trở đi; cơ quan, tổ chức tại một cấp nhất định trừ cấp 1 là các đơn vị thuộc, trực thuộc cơ quan, tổ chức cấp liền trước.
Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc quản lý mã định danh điện tử như thế nào?
Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý mã định danh điện tử của các cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 9 Quyết định 20/2020/QĐ-TTg như sau:
- Quản lý thống nhất, bổ sung, sửa đổi Mã cấp 1 của các bộ, ngành, địa phương và một số cơ quan, tổ chức đặc thù được quy định tại khoản 2 Điều 4 Quyết định 20/2020/QĐ-TTg để đáp ứng nhu cầu thực tế trong quá trình sử dụng.
- Xây dựng văn bản hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức đặc thù được quy định tại khoản 2 Điều 4 Quyết định này xây dựng các thành phần còn lại trong mã định danh điện tử sau khi đã có Mã cấp 1.
- Quản lý thống nhất mã xác định lược đồ định danh quy định tại khoản 2 Điều 6 Quyết định 20/2020/QĐ-TTg; bảo đảm mã xác định lược đồ định danh không trùng lặp; công bố kịp thời các lược đồ định danh trên trang hoặc Cổng thông tin điện tử.
- Phát triển Hệ thống thông tin quản lý Danh mục điện tử dùng chung của các cơ quan nhà nước phục vụ phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam đáp ứng các yêu cầu về lưu trữ, quản lý đồng bộ, thống nhất, chia sẻ mã định danh điện tử của cơ quan, tổ chức.
- Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức cập nhật kịp thời lược đồ định danh, mã định danh điện tử và các thông tin liên quan theo quy định tại Chương II Quyết định 20/2020/QĐ-TTg vào Hệ thống thông tin quản lý Danh mục điện tử dùng chung của các cơ quan nhà nước phục vụ phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam;
+ Thực hiện chia sẻ các thông tin này để phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu với các bộ, ngành, địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người yêu cầu cấp dưỡng khởi kiện thì có phải được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?