Mã chứng khoán trong nước được cấp có phụ thuộc vào tên viết tắt đã đăng ký sở hữu bản quyền không?
- Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện cấp mã chứng khoán trong nước cho những loại chứng khoán nào?
- Mã chứng khoán trong nước được cấp có phụ thuộc vào tên viết tắt đã đăng ký sở hữu bản quyền không?
- Mã chứng khoán trong nước của chứng quyền có bảo đảm bị hủy khi chứng quyền có bảo đảm hủy đăng ký tại VSDC đúng không?
Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện cấp mã chứng khoán trong nước cho những loại chứng khoán nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 119/2020/TT-BTC như sau:
Cấp mã chứng khoán
1. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện cấp mã chứng khoán trong nước và mã số định danh chứng khoán quốc tế (mã ISIN) cho các loại chứng khoán, các loại cổ phần đăng ký tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
2. Mã chứng khoán trong nước được sử dụng thống nhất khi đăng ký chứng khoán tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán.
...
Theo đó, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện cấp mã chứng khoán trong nước cho các loại chứng khoán, các loại cổ phần đăng ký tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Mã chứng khoán trong nước được cấp có phụ thuộc vào tên viết tắt đã đăng ký sở hữu bản quyền không? (Hình từ Internet)
Mã chứng khoán trong nước được cấp có phụ thuộc vào tên viết tắt đã đăng ký sở hữu bản quyền không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Quy chế hoạt động cấp mã chứng khoán trong nước và mã số định danh chứng khoán quốc tế tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 11/QĐ-HĐTV năm 2023 như sau:
Cấp mã chứng khoán trong nước
1. Mã chứng khoán trong nước được VSDC cấp là duy nhất và không trùng lắp với các mã chứng khoán đã niêm yết/đăng ký giao dịch hoặc mã chứng khoán đã được VSDC cấp (trừ trường hợp thực hiện cấp mã chứng khoán trùng với mã đã bị hủy có thời hạn trên 10 năm).
2. Mã chứng khoán trong nước được cấp không phụ thuộc vào tên viết tắt đã đăng ký sở hữu bản quyền. VSDC xem xét cấp mã căn cứ vào các tiêu chí kỹ thuật của hệ thống giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán (sau đây viết tắt là SGDCK), tên viết tắt của công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư, tổ chức phát hành, sự lựa chọn mã của tổ chức phát hành (sau đây viết tắt là TCPH), thông tin về đợt phát hành chứng khoán, thông tin về chứng khoán cơ sở...
3. Mã chứng khoán trong nước do VSDC cấp được sử dụng thống nhất làm mã chứng khoán giao dịch của TCPH khi TCPH niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì mã chứng khoán trong nước được cấp không phụ thuộc vào tên viết tắt đã đăng ký sở hữu bản quyền.
VSDC xem xét cấp mã căn cứ vào các tiêu chí kỹ thuật của hệ thống giao dịch trên SGDCK, tên viết tắt của công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư, tổ chức phát hành, sự lựa chọn mã của tổ chức phát hành, thông tin về đợt phát hành chứng khoán, thông tin về chứng khoán cơ sở...
Mã chứng khoán trong nước của chứng quyền có bảo đảm bị hủy khi chứng quyền có bảo đảm hủy đăng ký tại VSDC đúng không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Quy chế hoạt động cấp mã chứng khoán trong nước và mã số định danh chứng khoán quốc tế tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 11/QĐ-HĐTV năm 2023 như sau:
Nguyên tắc hủy/sử dụng lại mã chứng khoán
1. Hủy mã chứng khoán
a. Mã chứng khoán đã cấp bị hủy trong trường hợp TCPH hủy đăng ký chứng khoán.
b. Khi TCPH hủy đăng ký chứng khoán, VSDC huỷ mã chứng khoán trong nước và mã ISIN của các tổ chức đó.
c. Mã chứng khoán cho các đợt phát hành quyền mua hết hiệu lực sau khi kết thúc thời gian thực hiện chuyển nhượng quyền mua và đăng ký đặt mua.
d. Mã chứng khoán trong nước và mã ISIN của chứng quyền có bảo đảm bị hủy khi chứng quyền có bảo đảm hủy đăng ký tại VSDC.
đ. Mã chứng khoán và mã ISIN của các chứng khoán giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh bị hủy khi đáo hạn hoặc bị hủy niêm yết theo quyết định của SGDCK.
e. Mã chứng khoán của doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa bị hủy trong trường hợp không đủ điều kiện tổ chức đấu giá/bán cổ phần theo phương thức dựng sổ hoặc đợt đấu giá/đợt bán cổ phần theo phương thức dựng sổ không thành công.
2. Sử dụng lại mã chứng khoán
Trong thời hạn 10 năm kể từ ngày huỷ mã chứng khoán, VSDC không sử dụng lại mã trong nước và mã ISIN đã huỷ bỏ để cấp cho bất kỳ TCPH khác, trừ các trường hợp sau:
a. TCPH có mã chứng khoán bị hủy làm thủ tục đăng ký chứng khoán lại và đề nghị được sử dụng lại chính mã chứng khoán đã huỷ.
b. TCPH hình thành sau hợp nhất đề nghị được sử dụng lại mã chứng khoán đã bị hủy của TCPH bị hợp nhất sau khi có ý kiến của UBCKNN.
Theo đó, trường hợp chứng quyền có bảo đảm hủy đăng ký tại VSDC thì mã chứng khoán trong nước của chứng quyền có bảo đảm cũng sẽ bị hủy.
Lưu ý: Trong thời hạn 10 năm kể từ ngày huỷ mã chứng khoán, VSDC không sử dụng lại mã trong nước đã huỷ bỏ để cấp cho bất kỳ TCPH khác, trừ các trường hợp sau:
- TCPH có mã chứng khoán bị hủy làm thủ tục đăng ký chứng khoán lại và đề nghị được sử dụng lại chính mã chứng khoán đã huỷ.
- TCPH hình thành sau hợp nhất đề nghị được sử dụng lại mã chứng khoán đã bị hủy của TCPH bị hợp nhất sau khi có ý kiến của UBCKNN.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?