Lý lịch tư pháp của người bị kết án do cơ quan nào lập? Một người bị kết án về nhiều tội thì Lý lịch tư pháp của người đó ghi thế nào?
Lý lịch tư pháp của người bị kết án do cơ quan nào lập?
Lý lịch tư pháp của người bị kết án được quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Lý lịch tư pháp 2009 như sau:
Lập Lý lịch tư pháp
1. Sở Tư pháp nơi người bị kết án thường trú lập Lý lịch tư pháp của người đó; trường hợp không xác định được nơi thường trú thì Sở Tư pháp nơi người bị kết án tạm trú lập Lý lịch tư pháp.
Lý lịch tư pháp được lập thành hai bản, một bản do Sở Tư pháp quản lý, một bản được chuyển đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
2. Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia lập và lưu giữ Lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
a) Không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người bị kết án;
b) Người bị kết án được dẫn độ để thi hành án hoặc được chuyển giao để chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam;
c) Nhận được bản sao trích lục bản án hoặc trích lục án tích của công dân Việt Nam do Viện kiểm sát nhân dân tối cao cung cấp theo quy định tại Điều 17 của Luật này.
...
Như vậy, theo quy định, lý lịch tư pháp của người bị kết án do Sở Tư pháp nơi người đó thường trú lập.
Trường hợp không xác định được nơi thường trú thì Sở Tư pháp nơi người bị kết án tạm trú lập Lý lịch tư pháp.
Lưu ý: Lý lịch tư pháp được lập thành hai bản, một bản do Sở Tư pháp quản lý, một bản được chuyển đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
Lý lịch tư pháp của người bị kết án do cơ quan nào lập? (Hình từ Internet)
Một người bị kết án về nhiều tội thì Lý lịch tư pháp của người đó ghi thế nào?
Lý lịch tư pháp của người bị kết án về nhiều tội được quy định tại khoản 5 Điều 26 Luật Lý lịch tư pháp 2009 như sau:
Lập Lý lịch tư pháp
...
3. Lý lịch tư pháp được lập trên cơ sở nguồn thông tin lý lịch tư pháp về án tích quy định tại Điều 15 của Luật này.
4. Lý lịch tư pháp được lập riêng cho từng người bị kết án với các nội dung sau đây:
a) Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, họ, tên cha, mẹ, vợ, chồng của người đó;
b) Ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án.
5. Trường hợp một người bị kết án về nhiều tội và đã được tổng hợp hình phạt theo quy định của Bộ luật hình sự thì Lý lịch tư pháp của người đó ghi rõ từng tội danh, điều khoản luật được áp dụng và hình phạt chung đối với các tội đó.
Như vậy, theo quy định, trường hợp một người bị kết án về nhiều tội và đã được tổng hợp hình phạt theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 thì Lý lịch tư pháp của người đó ghi rõ từng tội danh, điều khoản luật được áp dụng và hình phạt chung đối với các tội đó.
Thông tin lý lịch tư pháp về án tích được xác lập từ những nguồn nào?
Theo quy định tại Điều 15 Luật Lý lịch tư pháp 2009 thì thông tin lý lịch tư pháp về án tích được xác lập từ các nguồn sau đây:
(1) Bản án hình sự sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật và bản án hình sự phúc thẩm;
(2) Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm về hình sự;
(3) Quyết định thi hành án hình sự;
(4) Quyết định miễn chấp hành hình phạt;
(5) Quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt;
(6) Quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù;
(7) Quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù;
(8) Quyết định miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước;
(9) Giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù; văn bản thông báo kết quả thi hành hình phạt trục xuất;
(10) Giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù cho hưởng án treo và các hình phạt bổ sung;
(11) Quyết định thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản, án phí và các nghĩa vụ dân sự khác của người bị kết án;
Quyết định đình chỉ thi hành án;
Giấy xác nhận kết quả thi hành án;
Văn bản thông báo kết thúc thi hành án trong trường hợp người bị kết án đã thực hiện xong nghĩa vụ của mình;
(12) Quyết định ân giảm hình phạt tử hình;
(13) Giấy chứng nhận đặc xá, đại xá;
(14) Quyết định xóa án tích;
(15) Giấy chứng nhận đương nhiên được xóa án tích;
(16) Trích lục bản án hoặc trích lục án tích của công dân Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự hoặc theo nguyên tắc có đi có lại;
(17) Quyết định của Toà án Việt Nam về việc dẫn độ để thi hành án tại Việt Nam;
Quyết định của Tòa án Việt Nam về việc tiếp nhận chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù;
Thông báo về quyết định đặc xá, đại xá, miễn, giảm hình phạt của nước chuyển giao đối với người đang chấp hành hình phạt tù;
(18) Thông báo về việc thực hiện quyết định dẫn độ người bị kết án, quyết định chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?