Lưu học sinh Campuchia theo diện hiệp định được tính là hệ đào tạo ngắn hạn khi tham gia đào tạo từ bao nhiêu tháng?
- Lưu học sinh Campuchia theo diện hiệp định được tính là hệ đào tạo ngắn hạn khi tham gia đào tạo từ bao nhiêu tháng?
- Lưu học sinh Campuchia diện hiệp định tham gia hệ đào tạo ngắn hạn thì sẽ được hỗ trợ chi phí sinh hoạt là bao nhiêu?
- Lưu học sinh Campuchia diện hiệp định có được hỗ trợ chi phí đi lại trong thời gian học tập tại Việt Nam không?
Lưu học sinh Campuchia theo diện hiệp định được tính là hệ đào tạo ngắn hạn khi tham gia đào tạo từ bao nhiêu tháng?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 24/2018/TT-BTC quy định về thời gian đào tạo ngắn hạn như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ sau đây được hiểu như sau:
1. Hiệp định: là Hiệp định, Biên bản kỳ họp Ủy ban liên Chính phủ được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ Lào, Chính phủ Campuchia.
2. Lưu học sinh: là cán bộ, học sinh, sinh viên Lào, Campuchia vào Việt Nam học tập theo Hiệp định.
3. Đào tạo dài hạn: gồm các hệ đào tạo trung học, đại học và sau đại học theo quy định, có thời gian đào tạo từ 12 tháng trở lên.
4. Đào tạo ngắn hạn: là các khoá đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn có thời gian đào tạo dưới 12 tháng.
Theo đó, lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo ngắn hạn là các lưu học sinh tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn có thời gian đào tạo dưới 12 tháng.
Lưu học sinh Campuchia theo diện hiệp định được tính là hệ đào tạo ngắn hạn khi tham gia đào tạo từ bao nhiêu tháng? (Hình từ Internet)
Lưu học sinh Campuchia diện hiệp định tham gia hệ đào tạo ngắn hạn thì sẽ được hỗ trợ chi phí sinh hoạt là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 24/2018/TT-BTC quy định về việc mức chi phí sinh hoạt hỗ trợ cho lưu họcc sinh Campuchia diện hiệp định như sau:
Chi sinh hoạt phí
1. Nội dung chi: sinh hoạt phí cho lưu học sinh.
2. Định mức chi
- Lưu học sinh đào tạo dài hạn hệ trung học: 3.080.000 đồng/người/tháng.
- Lưu học sinh đào tạo dài hạn hệ đại học: 3.630.000 đồng/người/tháng.
- Lưu học sinh đào tạo dài hạn hệ sau đại học: 4.110.000 đồng/người/tháng.
- Lưu học sinh đào tạo, tập huấn ngắn hạn: 4.820.000 đồng/người/tháng.
- Lưu học sinh học tiếng Việt thi tuyển vào bậc Trung học, Đại học: 2.460.000 đồng/người/tháng.
- Lưu học sinh học tiếng Việt thi tuyển vào bậc Sau đại học: 2.900.000 đồng/người/tháng.
3. Nguyên tắc chi
a) Đối với cơ sở đào tạo không tổ chức ăn tập trung, toàn bộ sinh hoạt phí được cấp cho lưu học sinh.
b) Đối với cơ sở đào tạo tổ chức ăn tập trung theo quy định thì suất ăn tập trung cho lưu học sinh Lào, Campuchia theo định mức của cơ sở đào tạo không vượt quá 45% định mức chi quy định tại Khoản 2 Điều này; Phần còn lại được chi trực tiếp cho lưu học sinh.
Theo đó, lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo ngắn hạn được hỗ trợ chi phí sinh hoạt là 4.820.000 đồng/người/tháng.
Đối với cơ sở đào tạo không tổ chức ăn tập trung, toàn bộ sinh hoạt phí được cấp cho lưu học sinh.
Đối với cơ sở đào tạo tổ chức ăn tập trung theo quy định thì suất ăn tập trung cho lưu học sinh Lào, Campuchia theo định mức của cơ sở đào tạo không vượt quá 45% định mức chi quy định; phần còn lại được chi trực tiếp cho lưu học sinh.
Lưu học sinh Campuchia diện hiệp định có được hỗ trợ chi phí đi lại trong thời gian học tập tại Việt Nam không?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 24/2018/TT-BTC quy định về chi phí đi lại đối với lưu học sinh như sau:
Chi phí đi lại
1. Đối với lưu học sinh hệ dài hạn tập trung, hệ ngắn hạn: 01 vé máy bay khứ hồi hạng phổ thông (vé sang Việt Nam khi nhập học và vé lượt về nước khi tốt nghiệp) và lệ phí sân bay, cước hành lý thêm ngoài vé (20kg) theo thực tế theo tuyến đường tiết kiệm chi phí nhất.
Trường hợp học sinh tự lựa chọn phương tiện khác (không phải phương tiện máy bay) thì được thanh toán giá vé theo thực tế ghi tại hoá đơn thu tiền của phương tiện đi lại. Giá vé không cao hơn giá vé máy bay hạng phổ thông thấp nhất từ điểm đi đến điểm đến.
2. Đối với hệ cao học chính quy không tập trung: Mỗi kỳ học tập trung học sinh được hỗ trợ một lượt vé đi hoặc một lượt vé về. Trường hợp cơ sở đào tạo tổ chức đưa đón tập trung từ/đến cửa khẩu cho lưu học sinh và được lưu học sinh nhất trí thì thanh toán chi phí đi lại từ/đến cửa khẩu theo thực chi, không quá 50% giá vé máy bay hạng phổ thông thấp nhất từ điểm đi đến điểm đến.
Theo quy định trên thì không có quy định về việc hỗ trợ chi phí đi lại trong thời gian học tập tại Việt Nam cho lưu học sinh diện hiệp định nhưng sẽ hỗ trợ vé máy bay khứ hồi hạng phổ thông (vé sang Việt Nam khi nhập học và vé lượt về nước khi tốt nghiệp) và lệ phí sân bay, cước hành lý thêm ngoài vé (20kg) theo thực tế theo tuyến đường tiết kiệm chi phí nhất.
Trường hợp học sinh tự lựa chọn phương tiện khác (không phải phương tiện máy bay) thì được thanh toán giá vé theo thực tế ghi tại hoá đơn thu tiền của phương tiện đi lại. Giá vé không cao hơn giá vé máy bay hạng phổ thông thấp nhất từ điểm đi đến điểm đến.
Đối với hệ cao học chính quy không tập trung:
- Mỗi kỳ học tập trung học sinh được hỗ trợ một lượt vé đi hoặc một lượt vé về.
- Trường hợp cơ sở đào tạo tổ chức đưa đón tập trung từ/đến cửa khẩu cho lưu học sinh và được lưu học sinh nhất trí thì thanh toán chi phí đi lại từ/đến cửa khẩu theo thực chi, không quá 50% giá vé máy bay hạng phổ thông thấp nhất từ điểm đi đến điểm đến.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?