Lục soát an ninh hàng không được thực hiện khi nào? Ai có quyền quyết định việc lục soát an ninh hàng không?
Lục soát an ninh hàng không được thực hiện khi nào?
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 92/2015/NĐ-CP thì lục soát an ninh hàng không được thực hiện trong những trường hợp sau:
+ Trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật.
+ Trường hợp có thông tin trên tàu bay có vật phẩm nguy hiểm mà chưa được phát hiện, xác định trong quá trình kiểm tra, soi chiếu trước khi đưa lên tàu bay.
+ Trường hợp có người trên tàu bay phát ngôn đe dọa an toàn của chuyến bay.
+ Khi kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh hàng không đối với hành khách, thành viên tổ bay, người phục vụ chuyến bay, người khác có liên quan, hành lý, hàng hóa, bưu gửi, phương tiện mà phát hiện dấu hiệu hoặc có thông tin đe dọa đến an ninh, an toàn của chuyến bay.
+ Trường hợp có người tại điểm kiểm tra soi chiếu hoặc trong khu vực hạn chế phát ngôn đe dọa an toàn của chuyến bay.
+ Trường hợp tại cảng hàng không, sân bay và các khu vực hạn chế khác phát hiện hành lý, đồ vật không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng.
Lưu ý: Không thực hiện lục soát an ninh hàng không đối với trường hợp được hưởng các quyền bất khả xâm phạm thân thể theo quy định của pháp luật.
Lục soát an ninh hàng không (Hình từ Internet)
Ai có quyền quyết định việc lục soát an ninh hàng không?
Theo Điều 10 Nghị định 92/2015/NĐ-CP quy định về lục soát an ninh hàng không như sau:
Quy định về lục soát an ninh hàng không
1. Người có thẩm quyền quyết định việc lục soát an ninh hàng không, đối tượng và phạm vi lục soát an ninh hàng không bao gồm:
a) Người đứng đầu lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay đối với các trường hợp quy định tại Điều 9 của Nghị định này;
b) Người đứng đầu bộ phận kiểm tra, soi chiếu an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay đối với các trường hợp quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 9 của Nghị định này;
c) Người đứng đầu bộ phận an ninh kiểm soát, an ninh cơ động tại cảng hàng không, sân bay đối với trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 9 của Nghị định này.
2. Việc lục soát an ninh hàng không đối với tàu bay phải được thông báo người khai thác tàu bay, cảng vụ hàng không liên quan và chịu sự giám sát của Cảng vụ hàng không.
3. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay trực tiếp thực hiện lục soát an ninh hàng không. Hãng hàng không liên quan có trách nhiệm cử nhân viên thợ kỹ thuật tàu bay tham gia, tư vấn trong quá trình lục soát an ninh tàu bay.
4. Đối với lục soát người phải đảm bảo nam lục soát nam, nữ lục soát nữ.
5. Việc lục soát an ninh hàng không phải được lập biên bản lục soát.
Theo quy định trên, người có quyền quyết định việc lục soát an ninh hàng không gồm:
+ Người đứng đầu lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay đối với các trường hợp quy định tại Điều 9 nêu trên.
+ Người đứng đầu bộ phận kiểm tra, soi chiếu an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay đối với các trường hợp quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 9 nêu trên.
+ Người đứng đầu bộ phận an ninh kiểm soát, an ninh cơ động tại cảng hàng không, sân bay đối với trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 9 nêu trên.
Việc lục soát an ninh hàng không đối với túi thư ngoại giao được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 92/2015/NĐ-CP quy định về kiểm soát an ninh hàng không đối với hàng hóa, bưu gửi như sau:
Kiểm soát an ninh hàng không đối với hàng hóa, bưu gửi
1. Hàng hóa, bưu gửi vận chuyển bằng đường hàng không phải được kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh hàng không liên tục trước khi được đưa lên tàu bay; trường hợp phát hiện hàng hóa, bưu gửi đã qua soi chiếu có dấu hiệu bị can thiệp trái phép thì phải được kiểm tra, soi chiếu lại.
2. Các doanh nghiệp liên quan đến vận chuyển hàng hóa, bưu gửi bằng đường hàng không phải thực hiện các biện pháp nhằm loại trừ việc vận chuyển vật phẩm nguy hiểm trái phép.
3. Kiểm tra, soi chiếu, lục soát an ninh hàng không đối với túi thư ngoại giao, túi thư lãnh sự phải tuân thủ quy định của các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và pháp luật Việt Nam về ngoại giao, lãnh sự.
4. Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải tuân thủ các quy định của pháp luật và các điều kiện về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng đường hàng không của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế.
5. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 của Điều này.
Như vậy, việc lục soát an ninh hàng không đối với túi thư ngoại giao phải tuân thủ quy định của các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và pháp luật Việt Nam về ngoại giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?