Lực lượng tham gia hủy nổ đầu đạn gồm những ai? Khi nào người chỉ huy được phép ra khỏi hầm trú ẩn để kiểm tra bãi hủy nổ đầu đạn?
Lực lượng tham gia hủy nổ đầu đạn bao gồm những ai?
Theo quy định tại tiểu mục 2.2.4.3 Mục 2 QCVN 08:2019/BQP ban hành kèm theo Thông tư 158/2019/TT-BQP quy định về lực lượng tham gia hủy nổ đầu đạn cụ thể như sau:
"2 QUY ĐỊNH AN TOÀN, KỸ THUẬT
...
2.2.4.3 Lực lượng tham gia hủy nổ đầu đạn:
- Lực lượng tham gia hủy nổ đầu đạn: Phải được giao nhiệm vụ bằng văn bản; chỉ thực hiện nhiệm vụ được phân công theo phương án và kế hoạch đã được phê duyệt; chấp hành nghiêm kỷ luật; thực hiện nghiêm, nhanh chóng và chính xác mệnh lệnh và hướng dẫn của người chỉ huy;
- Người chỉ huy: Là người có quyền hạn cao nhất trong khu vực hủy; có trình độ chuyên môn về đạn dược từ trung cấp trở lên; phải được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ;
- Nhân viên hủy nổ: Là những người trực tiếp thực hiện hủy nổ đầu đạn; có trình độ chuyên môn về đạn dược từ sơ cấp trở lên; phải được phổ biến kế hoạch, huấn luyện các quy trình, quy định, quy tắc an toàn; có sức khỏe, yếu lĩnh thực hành tốt, qua kiểm tra đạt yêu cầu;
- Nhân viên an toàn: Là người giám sát về mặt an toàn; được người chỉ huy giao nhiệm vụ phụ trách về công tác an toàn trong quá trình hủy nổ đầu đạn; có trình độ chuyên môn về đạn dược từ sơ cấp trở lên; phải được huấn luyện và nắm chắc các quy định an toàn khi hủy nổ đầu đạn;
- Nhân viên kỹ thuật: Là người giám sát về mặt kỹ thuật hủy nổ đầu đạn; có trình độ chuyên môn về đạn dược từ trung cấp trở lên; nắm chắc chuyên môn đạn dược, quy trình kỹ thuật, quy tắc an toàn trong hủy nổ đầu đạn; sử dụng thành thạo các phương tiện phục vụ hủy nổ đầu đạn; được chỉ huy giao nhiệm vụ phụ trách về mặt kỹ thuật khi tiến hành hủy nổ đầu đạn;
- Nhân viên y tế: Là những người bảo đảm sức khỏe cho lực lượng hủy nổ đầu đạn; có trình độ chuyên môn về ngành y tế từ sơ cấp trở lên; nắm chắc chuyên môn ngành y tế; sử dụng thành thạo các phương tiện, dụng cụ sơ cứu, cấp cứu khi có sự cố xảy ra;
- Lực lượng cảnh giới: Là những người làm nhiệm vụ cảnh giới không cho người, phương tiện và gia súc vào khu vực hủy trong quá trình hủy nổ đầu đạn;
- Lực lượng phòng cháy, chữa cháy: Là những người tham gia hủy nổ đầu đạn và được giao nhiệm vụ về công tác phòng cháy, chữa cháy trong quá trình hủy nổ đầu đạn; được huấn luyện về công tác phòng cháy, chữa cháy và qua kiểm tra phải đạt yêu cầu.
..."
Như vậy lực lượng tham gia gia hủy nổ đầu đạn bao gồm lực lượng tham gia hủy nổ đầu đạn, người chỉ huy, nhân viên hủy nổ, nhân viên an toàn, nhân viên kỹ thuật, nhân viên y tế, lực lượng cảnh giới, lực lượng phòng cháy, chữa cháy.
Lực lượng tham gia hủy nổ đầu đạn gồm những ai? Khi nào người chỉ huy được phép ra khỏi hầm trú ẩn để kiểm tra bãi hủy nổ đầu đạn? (Hình từ internet)
Có các loại hầm nào phải có trong khu vực hủy nổ đầu đạn và phải cách bãi hủy bao xa?
Theo quy định tại tiểu mục 2.3.2.1 và tiểu mục 2.3.2.2 Mục 2 QCVN 08:2019/BQP ban hành kèm theo Thông tư 158/2019/TT-BQP quy định các loại hầm trong khu vực hủy nổ và khoảng cách đối với bãi hủy bao gồm:
- Hầm chỉ huy cách tâm bãi hủy tối thiểu 200m
- Hầm trú ẩn cách tâm bãi hủy tối thiểu 200m
- Hầm để hỏa cụ cách tâm bãi hủy tối thiểu 500m
- Hầm để thuốc nổ mồi cách tâm bãi hủy tối thiểu 500m
- Hầm để đạn dược chờ hủy cách tâm bãi hủy tối thiểu 1000m
Ngoài ra còn các công trình khác như bể chứa nước chữa cháy, đài quan sát, bán kính tuyến cảnh giới.
Khi nào người chỉ huy được phép ra khỏi hầm trú ẩn để kiểm tra bãi hủy nổ đầu đạn?
Tại tiểu mục 2.2.11.1 Mục 2 QCVN 08:2019/BQP ban hành kèm theo Thông tư 158/2019/TT-BQP cụ thể như sau:
- Người chỉ huy được phép ra khỏi hầm trú ẩn để kiểm tra bãi hủy sau khoảng thời gian 30 min từ khi nghe thấy tiếng nổ từ các hố hủy.
- Trường hợp sau khi điểm hỏa không nghe thấy tiếng nổ, sau 15 min tính từ khi điểm hỏa, người chỉ huy rời khỏi hầm trú ẩn để quan sát, sau đó lên kiểm tra, xem xét xác định nguyên nhân không nổ.
Trước khi lên kiểm tra phải tháo dây dẫn điện ra khỏi thiết bị điểm hỏa, nối tắt hai đầu dây dẫn điện, tháo và cất giữ chìa khóa nguồn điện (nếu sử dụng ống nổ điện để kích nổ). Các lực lượng khác phải ở trong hầm trú ẩn và chỉ được ra khỏi hầm trú ẩn khi có lệnh của người chỉ huy.
- Nếu nguyên nhân không nổ do hỏa cụ (ống nổ, nụ xùy), phải thay bằng hỏa cụ khác và thực hiện theo phương án và quy trình công nghệ do cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?